Bầm tím trên da có thể là hiện tượng lão hóa bình thường ở người cao tuổi
Tay có dấu hiệu này, bạn có thể bị ung thư
Da hay bị bầm tím là bệnh gì?
Nên thận trọng với những vết bầm tím trên da
7 loại trái cây không dành cho người bệnh đái tháo đường
Khi không có các chấn thương rõ ràng xảy ra hoặc khi chỉ những va chạm nhẹ cũng có thể khiến bệnh nhân bị bầm tím, các chuyên gia y tế sử dụng thuật ngữ “bầm tím dễ dàng” để chỉ tình trạng này.
Bầm tím thường xuất hiện ở cánh tay
Tình trạng bầm tím rất phổ biến ở người cao tuổi. Một vết bầm tím xuất hiện khi máu từ các mao mạch rò rỉ ra bên ngoài và tụ lại dưới da thường xảy ra sau khi có va chạm và là một chấn thương da điển hình. Ngoài ra, các vết bầm tím bất thường có thể do yếu tố bệnh lý của các thành mạch máu, lớp mỡ dưới da hoặc các tiểu cầu (vấn đề đông máu).
Người cao tuổi thường xuyên bị bầm tím ở cánh tay, nếu không mắc các bệnh lý về đông máu thì rất có thể đó là một rối loạn của các mạch máu và các mô xung quanh, một dấu hiệu bình thường của lão hóa, còn được gọi là ban xuất huyết do tuổi già.
Quá trình lão hóa da khiến cho các mô mềm trở nên mỏng manh hơn khiến cho các mạch máu dễ dàng bị tổn thương hơn so với thời còn trẻ. Nếu người cao tuổi đang sử dụng aspirin, nguy cơ bầm tím còn lớn hơn nhiều. Tương tự, các loại thuốc tác dụng lên tiểu cầu như steroids, kháng sinh, cao bạch quả đều khiến nguy cơ bầm tím ở người cao tuổi tăng lên.
Bầm tím ở người cao tuổi thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Người cao tuổi có thể thường xuyên vận động để tăng cường các mạch máu dưới da, ăn bổ sung chế độ ăn uống chống lão hóa để hạn chế tình trạng này.
Bình luận của bạn