Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa cho các diễn gia tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần thứ nhất 2024
Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 (P.2): Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí
Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 (P.3): Xây dựng môi trường văn hóa tại các cơ quan báo chí
Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 (P.4) Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội
Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 (P.5): Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, diễn đàn đã diễn ra thành công với 1 phiên khai mạc và 10 phiên thảo luận về những vấn đề trọng yếu của báo chí Việt Nam.
Diễn đàn năm nay có quy mô khá lớn khi có 60 diễn giả trong nước và quốc tế tham gia, thu hút hàng ngàn người tham dự. Diễn đàn cũng có rất nhiều tham luận, thảo luận tâm huyết từ các nhà báo, nhà quản lý và nhà nghiên cứu tập trung vào những vấn đề quan trọng của báo chí như: Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; xây dựng môi trường văn hóa báo chí; báo chí dữ liệu với chiến lược vượt trội; nâng cao nâng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI; phát thanh năng động trong môi trường số; đầu tư ứng dụng công nghệ tại tòa soạn...
Theo ông Lê Quốc Minh, các tham luận, ý kiến của diễn giả và tương tác tại các phiên thảo luận đã làm sáng tỏ hơn những chủ đề và gợi mở cho các nhà báo, nhà quản lý báo chí hướng ứng dụng và giải pháp để vượt qua khó khăn, thách thức, hiệu quả hoạt động của báo chí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên số. Ông Lê Quốc Minh kỳ vọng những kết quả thảo luận của Diễn đàn báo chí toàn quốc năm nay sẽ được hiện thực hóa và mang lại những thay đổi tích cực trong báo chí cách mạng Việt Nam.
Các ý kiến tại diễn đàn cũng đã thống nhất những vấn đề mấu chốt cơ bản. Đó là vai trò quan trọng của báo chí cách mạng trong tuyên truyền, phổ biến, định hướng chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là cầu nối gắn bó mật thiết với nhân dân. Đối với hoạt động báo chí trong môi trường số, đại biểu cũng thống nhất chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc. Đây cũng là cơ hội và thách thức nên các cơ quan báo chí phải có chiến lược đầu tư phát triển phù hợp.
10 phiên thảo luận chuyên sâu tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024
- Phiên thứ nhất: "Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí"
- Phiên thứ 2: "Xây dựng môi trường văn hóa báo chí"
- Phiên thứ 3: "Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội"
- Phiên thứ 4: "Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn"
- Phiên thứ 5: "Đa dạng nguồn thu các cơ quan báo chí"
- Phiên thứ 6: "Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích"
- Phiên thứ 7: "Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI”
- Phiên thứ 8: "Phát thanh năng động trong môi trường số”
- Phiên thứ 9: "Mô hình hợp tác hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo"
- Phiên thứ 10: "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số”
Bình luận của bạn