Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 (P.5): Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thăm và trải nghiệm "Trợ lý thông tin kinh tế" Askonomy tại gian hàng của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy.

Số ca ngộ độc cơm gà ở Nha Trang tiếp tục tăng, phát hiện khuẩn Salmonella

Làm thế nào để giảm nguy cơ nhồi máu não?

Tim đập nhanh có nên tập thể dục không?

Mất ngủ có nguy hiểm không?

Thực tế, ứng dụng công nghệ mới đã được các tòa soạn, cơ quan báo chí thực hiện trong vài năm trở lại đây. Ngay từ Hội Báo toàn quốc năm 2023 và năm nay Hội Báo toàn quốc 2024, không ít tòa soạn đã trình diễn mô hình tòa soạn hội tụ, đa phương tiện với các công nghệ được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, quản trị của cơ quan báo chí. Năm 2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam giới thiệu tới độc giả "trợ lý thông tin kinh tế" Askonomy, và năm nay, độc giả có thể tương tác với một Askonomy thông minh hơn, tiến bộ hơn so với năm ngoái. Tại gian trưng bày của Đài Truyền hình TP.HCM, robot trợ lý sẵn sàng hỗ trợ và trả lời mọi độc giả về các chương trình của Đài hay phát ấn phẩm, tờ rời của Đài quanh khu trưng bày. Tại các gian trưng bày của Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam… độc giả, người thăm quan cũng được trải nghiệm tương tác trực tiếp trên giao diện Báo, điều mà cách đây 1-2 năm khó có thể bắt gặp ở các Hội Báo.

Đây cũng là khẳng định của các diễn giả tham gia phiên thảo luận “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”: Chuyển đổi số là điều tất yếu của báo chí. Báo chí không thể tách rời khỏi công nghệ. Tuy nhiên, không ít tòa soạn đang lăn tăn, liệu đầu tư vào công nghệ có đem lại nguồn thu tương xứng và có thể bù đắp được sự sụt giảm doanh thu của các mô hình báo chí hiện nay hay không?

Nhà báo Thi Uyên - Báo Nhân dân, chia sẻ một ví dụ về lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện.

Nhà báo Thi Uyên - Báo Nhân dân, chia sẻ một ví dụ về lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện.

Nhà báo Thi Uyên, đại diện cho báo Nhân dân – một trong những tòa soạn áp dụng tòa soạn hội tụ, báo chí đa phương tiện, cho rằng, áp dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các tòa soạn rút ngắn thời gian sản xuất một tác phẩm, giảm bớt công lao động. Ví dụ, để dịch một văn bản tiếng Anh 17.000 từ, với AI chỉ mất 40 phút trong khi sử dụng nhân lực dịch, bạn sẽ mất 24 tiếng ở người dịch tốt. Và để có thể biên tập, xuất bản bản dịch này lên trang, với sự hỗ trợ của AI (Shorthand) và 1 biên tập, chỉ mất thêm vài tiếng nữa. Có nghĩa là, trong ngày, bài viết này đã được dịch, biên tập hiệu đính, thiết kế và xuất bản, thay vì 2 ngày (nếu thuận lợi) như phương thức truyền thống trước đây. Thời gian là một lợi thế trong thời đại công nghệ, khi mà tính năng tương tác đa phương tiện ngày càng phổ biến.

Nhà báo Thi Uyên cho rằng, tính năng tương tác đa phương tiện là “đặc sản” của môi trường số, bao gồm báo điện tử. Tính năng này giúp các tòa soạn tạo ra các nội dung chất lượng; tăng cường trải nghiệm cho người dùng; tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh số lượng độc giả giảm mạnh. Các lợi ích cụ thể khác của báo chí đa phương tiện là: truyền tải thông tin hiệu quả; tạo sự tương tác, độc đáo và khác biệt; và tăng khả năng lan truyền và chia sẻ thông tin... Tuy nhiên, các lợi ích này cũng đem lại nhiều mặt trái, cần kiểm soát. Mặt trái của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo cũng đã được các phiên thảo luận trước nêu rõ.

Theo nhà báo Thi Uyên, các cơ quan báo chí cần tối ưu hóa quy trình sản xuất; xây dựng giao diện người dùng thân thiện; quản lý và kiểm soát nội dung; đánh giá hiệu quả và phản hồi người dùng… Một giải pháp khác là sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI tạo sinh) trong sản xuất tác phẩm tương tác đa phương tiện. Nói một cách khác, đó là sử dụng công nghệ để khắc phục nhược điểm của công nghệ.

"AI tạo sinh đang được sử dụng trong báo chí với 8 mục đích chính: tóm tắt bài viết, tạo tiêu đề, biên tập, ghi chú và giải băng, biên dịch, tạo hình ảnh, tạo bài viết, tạo kênh truyền hình, người dẫn chương trình ảo", nhà báo Thi Uyên cho biết. Theo đó, AI đã giúp các toà soạn tiết kiệm được thời gian, nhân lực và chi phí sản xuất - vốn là một trong những điểm yếu lớn của tác phẩm báo chí đa phương tiện.

Ông Phạm Anh Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất và Phát triển Nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV Digital)

Ông Phạm Anh Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV Digital)

Ông Phạm Anh Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV Digital) thì cho rằng lý do VTV quyết định đầu tư vào các nền tảng công nghệ là bởi đối với một đài truyền hình, rating có ý nghĩa sống còn. Rating cao đồng nghĩa mang lại nguồn thu lớn, từ đó sẽ đầu tư ngược lại vào sản xuất nội dung trên nền tảng công nghệ.

"Sau nhiều năm nghiên cứu, đánh giá xu thế, VTV nhận thấy rằng, chúng ta không thể tách rời sóng và số. Trước đây, sóng và số đã tạo ra bước tiến đáng kể, song song, nhưng bây giờ phải tổng hòa. Một sản phẩm làm ra phải được phân phối trên đa nền tảng, chạy trên một nền tảng công nghệ chung, từ đó mới đạt được hiệu quả tối đa", ông Chiến nói.

VTV hiện đang hướng đến một nền tảng công nghệ dùng chung (sản xuất, phân phối, kinh doanh sản phẩm trên cùng một nền tảng), cùng với đó là dữ liệu tập trung từ nhiều nền tảng, tạo ra một kho dữ liệu lớn phục vụ việc phân tích, quyết định nên đầu tư vào công cụ gì, loại hình gì để có hiệu quả nhiều hơn.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, chuyên gia chương trình Google News Initiative (GNI), Tập đoàn Google, trong phiên thảo luận.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, chuyên gia chương trình Google News Initiative (GNI), Tập đoàn Google, trong phiên thảo luận.

Tham gia phiên thảo luận, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, chuyên gia chương trình Google News Initiative (GNI), Tập đoàn Google đã nêu 8 bước tiếp cận mà Google có thể hỗ trợ các cơ quan báo chí phát triển tệp độc giả của mình. Ttuần tự là: hiểu độc giả, nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, mở rộng phân phối, phát triển doanh thu, xây dựng văn hóa đổi mới, sáng tạo. Bà Dương cho biết, hiểu hành vi và phân loại độc giả là các bước quan trọng để phát triển độc giả.

Theo chuyên gia GNI, với các ứng dụng của mình, Google có thể hỗ trợ các cơ quan báo chí phát triển độc giả thông qua 3 bước: phân tích hành vi đọc, tương quan giữa nội dung và hành vi đọc để từ đó phân loại độc giả theo hành vi, xác định các tệp độc giả có giá trị cao (tệp độc giả giúp tăng doanh thu quảng cáo hay doanh thu bạn đọc, thu phí độc giả, thu phí thành viên). Trên cơ sở dữ liệu phân tích có được, các cơ quan báo chí có thể tùy chỉnh trải nghiệm cho từng tệp độc giả khác nhau, khảo sát độc giả và tiếp nhận phản hồi. "Đây sẽ là quá trình giao tiếp liên tục, tòa soạn phải làm thường xuyên để nắm bắt được thị hiếu độc giả của mình", bà Dương nói.

Ông Bùi Công Duyến, Giám đốc sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS

Ông Bùi Công Duyến, Giám đốc sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS

Trong khuôn khổ phiên thảo luận, ông Bùi Công Duyến, Giám đốc sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS có bài tham luận giới thiệu giải pháp tòa soạn hội tụ dành cho các cơ quan báo chí, trong đó tích hợp nhiều tiện ích hiện đại như cho phép thiết kế trực tiếp các ấn phẩm đặc biệt (eMagazine, longform...); quản trị song song cả báo in và báo điện tử; gợi ý từ khóa, kiểm tra lỗi chính tả...; cho phép điều hướng một bài viết đi các ấn phẩm khác nhau, loại hình khác nhau. Ngoài ra, mô hình tòa soạn hội tụ tạo một quy trình xuất bản khép kín, giúp các cơ quan báo chí quản lý bảng tiến độ tin bài; quản lý dàn trang và biên tập, duyệt bông, cho phép copy nội dung các bài viết bằng các công cụ có sẵn và chuyển đổi sang các định dạng phông chữ khác nhau bảo đảm không bị lỗi phông trên các phần mềm dàn trang.

Về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tòa soạn hội tụ, ông Duyến cho biết, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt (tìm lỗi chính tả, gán nhãn bài viết với hệ thống từ khóa, chuyển văn bản thành giọng nói và ngược lại…); gợi ý, phát hiện xu hướng; gợi ý nội dung cho loại hình báo chí khác...

Tại phiên thảo luận, các diễn giả đã cùng nhau trao đổi về cách thức để các tòa soạn có thể sản xuất được những tác phẩm báo chí ấn tượng; các giải pháp đầu tư công nghệ và đa dạng hóa nguồn thu cho các cơ quan báo chí; định hướng đầu tư về trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn và sản xuất nội dung số. Bên cạnh việc học hỏi lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí, các diễn giả cho rằng quá trình đầu tư công nghệ tại các tòa soạn cần được thực hiện song song giữa củng cố các nền tảng cơ bản có thể tối ưu được và tiến hành các đổi mới về công nghệ thông qua quan hệ với các đối tác trong xây dựng các nền tảng mới, sản phẩm mới.

 
PV
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý