- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện da liễu Trung ương chia sẻ về bệnh mề đay giao mùa
Nổi mề đay luôn do dị ứng gây ra?
Hè về, bệnh mề đay “ngóc đầu” đón nắng
Mề đay tự phát song hành cùng bệnh tuyến giáp
Khóa học hướng dẫn bố mẹ dạy con tuổi mẫu giáo học bơi
Nổi mề đay nói chung biểu hiện ra bên ngoài da là các vết sẩn đỏ, tạo thành mảng lớn gây ngứa ngáy khó chịu cho người mắc. Một trong những dạng mề đay khá phổ biến là mề đay giao mùa. Bệnh xuất hiện vào thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm, theo TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Hình thái của các vết mề đay trên da rất đa dạng
Nguyên nhân gây nổi mề đay giao mùa
Thưa TS. Lê Hữu Doanh, những nguyên nhân nào gây nổi mề đay giao mùa?
Nổi mề đay có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do dị ứng với các yếu tố gây dị ứng từ ngoài môi trường (còn gọi là dị nguyên) như một số loại thức ăn, thuốc, phấn hoa... gọi chung là bệnh mề đay do dị ứng.
Những bệnh nhân bị nổi mề đay do sự thay đổi của thời tiết, nắng mưa thất thường, nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột, do mặc đồ quá chật.. được gọi là bệnh mề đay vật lý.
Trong thực tế, bệnh mề đay giao mùa chỉ là tên gọi do bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa và về bản chất không có sự khác biệt so với bệnh mề đay thông thường.
Người bệnh bị nổi mề đay giao mùa là do tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng mà chỉ mùa đó mới có. Chẳng hạn, vào mùa hoa xoan, bệnh nhân bị dị ứng với hoa xoan cũng có thể bị nổi mề đay khi tiếp xúc. Mùi của hoa xoan cũng là một nguyên nhân gây bệnh mề đay giao mùa.
Mề đay khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy, nóng rát khó chịu
Giao mùa cũng là thời điểm xuất hiện các loại côn trùng như ong, bướm. Các loại phấn, hương từ côn trùng sẽ khiến cho người bệnh bị nổi mề đay, là nguyên nhân tại sao có nhiều người mỗi khi đến thời điểm chuyển mùa lại bị căn bệnh ngứa ngáy, khó chịu này.
Ngày càng nhiều người mắc bệnh mề đay giao mùa
Hiện nay, bệnh mề đay giao mùa đang ngày càng phổ biến. Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Khoa học và xã hội phát triển khiến cho ngày càng nhiều các dị nguyên được tạo ra như các loại thuốc đa dạng hơn, các loại chất độc hại, chất thải mà con người thải ra môi trường gây ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến cho nguy cơ mắc bệnh mề đay càng lớn. Vì vậy, các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng, những người sống ở đô thị “bụi bặm” có nguy cơ mắc bệnh mề đay cao hơn nhiều so với những người sống ở vùng nông thôn “yên lành”.
Mề đay ngoài da thường không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những biến chứng của mề đay nguy hiểm như thế nào, thưa ông?
Đối với bệnh nhân bị mắc mề đay thể nặng, bệnh nhân thường có các biến chứng như: Bị phù, môi sưng vù, nổi mề đay ở trong ruột, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài… Bệnh nhân cảm thấy khó thở, là các tình trạng mề đay gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc.
Nếu bệnh nhân nổi mề đay bị khó thở hoặc bị đau bụng dữ dội, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Vậy, ông có lời khuyên gì cho các bệnh nhân bị mề đay giao mùa?
Về nguyên tắc cơ bản, bệnh nhân mắc mề đay phải hạn chế tối đa dùng thuốc để ngăn các phản ứng chéo - là các phản ứng của cơ thể do bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.
Trong điều trị mề đay mạn tính, có từng mức độ của thuốc đáp ứng với từng mức độ khác nhau của bệnh. Khi đã xác định được loại thuốc phù hợp, các bác sỹ mới tăng dần liều điều trị để đạt được hiệu quả cao hơn.
Nguyên tắc thứ hai là phải tìm được nguyên nhân gây nổi mề đay để cách ly người bệnh khỏi các nguyên nhân đó. Kết hợp cả hai phương pháp này là cách điều trị mề đay hiệu quả.
Xin cảm ơn những thông tin hữu ích của ông!
Bình luận của bạn