- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Da tiếp xúc với nắng sẽ bị nổi mề đay nắng
Mề đay tự phát song hành cùng bệnh tuyến giáp
Khóa học hướng dẫn bố mẹ dạy con tuổi mẫu giáo học bơi
Bệnh nổi mề đay trị dứt điểm như thế nào?
Mề đay lạnh - Căn bệnh không chỉ riêng mùa Đông
Nổi mề đay ngày nắng
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thường - Bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội, mề đay nắng là một loại dị ứng ánh nắng xảy ra khi tình trạng da bị kích thích dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời. Đây là một bệnh khá phổ biến với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như mẩn ngứa, nổi mề đay, phỏng rộp da,… xảy ra ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người bị nổi mề đay thường sẽ có các triệu chứng ngứa, tấy đỏ và phát ban kéo dài đến vài ngày.
Đôi khi các triệu chứng của bệnh có thể bị nhầm lẫn với các vết cháy nắng mặc dù nổi mề đay do mặt trời sẽ xảy ra nhanh hơn trong vài phút sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và biến mất nhanh hơn (khoảng trong vòng một ngày).
Trẻ em là đối tượng dễ mắc mề đay nắng nhất
Đối với dạng mề đay này, tùy vào tình trạng bệnh mà mề đay có thể nổi ngay cả khi bệnh nhân mặc quần áo mỏng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, những phần da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như da mặt, da tay lại không có nhiều khả năng nổi mẩn nhiều bằng những vùng da ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân của mề đay nắng được xác định là do năng lượng mặt trời làm cho các kháng thể bị dị ứng với các protein trong da, khiến cho những cấu trúc này thay đổi, hình thành các phản ứng dị ứng gây phát ban.
Mề đay nắng không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nếu như người bệnh luôn chú ý tránh nắng. Trong một số trường hợp, khi bệnh nhân tiếp xúc với quá nhiều nắng nóng hoặc trời nắng quá gắt khiến cho sốc phản vệ hình thành, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán mề đay nắng
Bệnh nhân được chẩn đoán là có mắc mề đay hay không không phụ thuộc vào người đó có từng bị nổi mề đay khi ra nắng hay không bởi vì, có nhiều yếu tố khác có thể khiến người bệnh nổi mề đay “tình cờ” trùng hợp với khi họ phơi nắng khiến cho các kích ứng da mạnh hơn.
Các bác sỹ da liễu sẽ cho bệnh nhân tiếp xúc với các quang phổ ánh sáng và với các bước sóng khác nhau bằng các thiết bị chuyên dụng mới có thể xác định chắc chắn bệnh nhân có thể bị mề đay nắng hay không.
Tuy nhiên, trong các điều kiện kỹ thuật không cho phép, ánh nắng mặt trời là phương pháp duy nhất để chẩn đoán bệnh.
Điều trị mề đay nắng
Bác sỹ Thường cho biết, để điều trị mề đay nắng bác sỹ sẽ sử dụng thuốc nhóm corticode dạng bôi hoặc dạng uống và các thuốc kháng histamine khi đã có triệu chứng. Bác sỹ cũng có thể sử dụng đèn chiếu tia cực tím vào vùng da có nguy cơ tiếp xúc nhiều với ánh nắng để cho da quen với ánh nắng mặt trời.
Các biện pháp dự phòng mề đay nắng bao gồm tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, luôn tránh cho da bị bắt nắng bằng cách sử dụng các loại kem chống nắng thích hợp, sử dụng các biện pháp phòng tránh ánh nắng như đội mũ rộng vành, mặc đồ chống nắng… khi phải đi ra ngoài. Khi đã có biểu hiện của triệu chứng mề đay nắng, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể về cách phòng tránh loại bệnh này.
Tiểu Bắc H+
thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang phối hợp giữa các thành phần cao gan, cao nhàu và L-Carnitine Fumarate giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. sản phẩm được ghi nhận công dụng hỗ trợ và điều trị mề đay, mẩn ngứa.
Số điện thoại tư vấn: 04.35579229 (trong giờ hành chính)
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn