Bong da ngón tay sau sinh là bệnh gì?

Nhiều chị em sau sinh gặp phải tình trạng bong tróc da ngón tay, bàn tay

Bị vẩy nến có thể dẫn đến ung thư

Vẩy nến: Khi bệnh lành tính trở thành gánh nặng

Bệnh vẩy nến: Hy vọng, Hành động và Thay đổi

Những nguy cơ sức khoẻ từ bệnh vẩy nến

Chào bạn Thùy Linh,
Theo như miêu tả và hình ảnh bạn cung cấp thì có thể bạn bị bệnh viêm da bàn tay (còn gọi là bệnh chàm bàn tay). Nguyên nhân là do ngày nay chúng ta phải tiếp xúc quá nhiều các chất hoá học không có lợi cho sức khoẻ. Phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giăt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da. 
Khi tiếp xúc với bột giặt nhiều, tay chân phải dầm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Lớp tế bào bên trong lại chưa kịp trưởng thành đầy đủ để chống lại môi trường bên ngoài (cũng lại là các chất tẩy rửa), sẽ bong hết lần này đến lần khác, có thể bong thành mảng lớn khi bị ngâm nước nhiều.
Ngoài ra, viêm da bàn tay, bàn chân còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường khác như: Sự thay đổi thời tiết, thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng...; Dễ xuất hiện hơn cả với người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Nếu phản ứng mạnh hơn, da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa, sau đó tại các vùng da này có thể nổi sẩn hoặc những mụn nước nhỏ như rôm hoặc lớn hơn. Khi bệnh kéo dài, thượng bì mất nước thường xuyên, da khô và bong vảy nhiều hơn, đôi khi nứt nẻ, chảy máu gây đau.
Trường hợp của bạn có thể là bạn đã có sẵn cơ địa dị ứng, trong quá trình sinh con lại có thay đổi lớn về sức khỏe và tâm sinh lý nên bệnh mới phát ra.
Để hạn chế sự bong da bàn tay, bàn chân, bạn nên kiêng tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, chất tẩy rửa, ít dùng nước, đi găng tay thường xuyên để da đỡ bị khô. Bạn cũng nên dùng các loại kem dưỡng ẩm để tăng độ ẩm cho da vùng này, hạn chế bong tróc.
Nếu tình trạng này diễn ra nặng hơn, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, xem có đúng là bị viêm da bàn tay không. Từ đó, bác sỹ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp bạn được chẩn đoán đúng là bị chàm bàn tay thì hiện nay trên thị trường có loại kem bôi thảo dược Explaq cũng rất tốt cho trường hợp này. Bạn có thể sử dụng kem khoảng 3 - 4 lần/ngày và nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi kem nhé.
Chúc bạn điều trị tốt!

DS. Kiều Anh

Sản phẩm gợi ý:

Kem thảo dược Explaq - Tẩy sạch vảy, mịn làn da
Làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp. Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, góp phần làm sạch vẩy da mà không phải lo ngại bị kích ứng da, trong đó điển hình là kem thảo dược thiên nhiên Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy da và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng. Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng kem thảo Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
GPQC: 069/14/QCMP-HN

* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị