Điều trị bệnh vẩy nến như thế nào?
4 cách điều trị vẩy nến tại nhà
Dự phòng bệnh vẩy nến: Tuy khó mà không khó
Những nguy cơ sức khoẻ từ bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến: Nên và không nên ăn gì?
1. Cung cấp độ ẩm, dưỡng ẩm cho da
Da khô có thể khiến bệnh vẩy nến trầm trọng hơn. Do vậy, dưỡng ẩm cho da giúp ngăn chặn khô da và bong vảy, giữ cho da luôn được mềm mại.
2. Tránh tiếp xúc với tia UV
Da rất nhạy cảm với tia UV. Khoa học cho thấy cháy nắng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến, hãy chắc chắn làn da đã được chống nắng trước khi ra khỏi nhà.
3. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá có nhiều tác động tiêu cực đến bệnh vẩy nến. Nicotine trong thuốc lá là thủ phạm chống lại sự tăng trưởng của tế bào và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
4. Không uống rượu
Uống rượu làm giãn các mạch máu trong cơ thể, thúc đẩy các phản ứng viêm da. Do vậy uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
5. Chế độ ăn uống hợp lý
Một số thực phẩm có thể khiến bệnh vẩy nến phát triển. Vì vậy, cần duy trì một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh, hạn chế các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ và các sản phẩm giàu vitamin A, D và tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Thời tiết hanh khô khiến bệnh vẩy nến trầm trọng hơn. Do vậy, nên bật máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô để tăng độ ẩm trong không khí.
7. Tập thể dục
Các nghiên cứu cho thấy béo phì có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính khiến bệnh vẩy nến trầm trọng hơn. Tập thể dục giúp bạn giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể, đồng thời chống lại bệnh vẩy nến. Hơn nữa, tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Bình luận của bạn