Bản gốc của bức tranh có kích cỡ khá lớn, khoảng 10mx5m.
Bức tranh Hồ Chủ Tịch bằng hoa sen lớn nhất thế giới
Khám phá thế giới tâm hồn trong tranh cố họa sỹ Lê Bá Đảng
Hút mắt với những bức tranh ánh sáng tuyệt đẹp
Ai là tác giả bức tranh sơn dầu đầu tiên của Việt Nam?
Bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" (Last supper) của Leonardo da Vinci là một trong những bức tranh được nghiên cứu kỹ càng nhất, cũng như được sao chép nhiều nhất trên thế giới. Nhưng vẫn có những chi tiết rất ít người biết về bức tranh nổi tiếng này.
Có rất nhiều bản sao đã được thực hiện với đủ kích cỡ, tuy nhiên thực tế bản tranh gốc có kích cỡ khá lớn, khoảng 10mx5m.
Bức tranh ghi lại một khoảnh khắc đỉnh cao
Mọi người đều biết bức tranh này mô tả bữa ăn cuối cùng của chúa Jesus cùng các môn đệ trước khi ông bị bắt và đóng đinh lên cây thập giá. Nhưng thực chất da Vinci muốn ghi lại khoảnh khắc ngay sau khi Jesus tuyên bố có một môn đệ đã phản bội ông, cùng với sự bất ngờ và giận dữ từ các môn đệ khác. Trong tranh, khoảnh khắc này cũng diễn ra trước khi tác phẩm Eucharist ra đời, với việc Jesus lấy bánh mì và một ly rượu.
Dù là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong lịch sử, bức tranh này lại được đặt ở Milan (Italia). Việc di chuyển nó sẽ cực kỳ phức tạp. Leonard da Vinci đã vẽ bức tranh này thẳng lên tường nhà ăn ở nhà nguyện Santa Maria delle Grazie năm 1495.
Các bức tranh tường (Fresco) đều được vẽ trên nền vữa còn ẩm. Nhưng da Vinci đã không sử dụng phương pháp truyền thống này. Đầu tiên, ông muốn đạt được mức độ sáng lớn hơn nhiều so với tranh vẽ theo phương pháp fresco. Tuy nhiên, còn một vấn đề lớn hơn, đó là các họa sỹ thường phải vội vàng hoàn thành tác phẩm trước khi vữa khô. Và đó là điều da Vinci không hề muốn.
Dù bức tranh của ông rất được yêu thích, thực tế phương pháp vẽ thử nghiệm ông áp dụng lên bức tranh đã thất bại. Tới đầu thế kỷ 16, bức tranh bắt đầu nứt và hỏng dần. Chỉ trong vòng 50 năm, nó đã mất hoàn toàn sự hoành tráng vốn có. Các nỗ lực phục chế càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Sự rung động từ các trận ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến bức tranh càng bị phá hủy nhanh hơn. Cuối cùng, tới năm 1980, một dự án phục chế kéo dài 19 năm mới được khởi động. Bức tranh được khôi phục hoàn toàn, nhưng đã mất đi hầu hết các nét vẽ và sơn màu ban đầu.
Năm 1652, một cánh cửa đã được thêm vào bức tường nền của tranh. Việc làm cánh cửa này đồng nghĩa với việc một phần không nhỏ của tranh, bao gồm cả phần chân chúa Jesus, đã bị mất đi vĩnh viễn.
Nhiều người cho rằng mọi nhân vật môn đệ trong tranh đều được xây dựng từ hình mẫu người thật. Với khuôn mặt của tên phản bội Judas (thứ 5 từ trái qua), da Vinci đã tới các nhà ngục ở Milan để tìm kiếm được một tên tội phạm phù hợp với diện mạo của Judas.
Bình luận của bạn