Bí quyết chọn mua thịt ướp lạnh

Chế biến món ăn sẽ hấp dẫn hơn nếu mua được miếng thịt đông lạnh bảo đảm chất lượng

Món ngon cuối tuần: Mực nhồi thịt sốt cà

Thịt gà cùng nước dùng của Heinz chưa được cấp phép ở Việt Nam

Nghi vấn thịt giả bò giá rẻ bằng nửa hàng xịn ở Hà Nội

Dưới đây là hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm giúp bạn khi chọn mua thịt ướp lạnh: 

Trạng thái bên ngoài
Thịt làm lạnh
- Màng ngoài khô cứng
- Mầu đỏ tươi đến đỏ sẫm     
Thịt ướp lạnh
- Màng ngoài khô cứng, gõ có tiếng vang
- Mầu đỏ tươi đến đỏ sẫm.     
Thịt giải lạnh
- Màng ngoài hơi ướt.
- Mầu đỏ tươi đến đỏ sẫm 
Chỗ vết cắt
Thịt làm lạnh: Kém khô hơn, mầu sắc tươi hơn và gần giống thịt tươi hơn bên ngoài.
Thịt ướp lạnh: Kém khô hơn, mầu sắc tươi hơn và gần giống thịt tươi hơn bên ngoài.
Thịt giải lạnh: Kém khô hơn, mầu sắc tươi hơn và gần giống thịt tươi hơn bên ngoài.
Tuỷ

Thịt làm lạnh: Mầu vàng, ở trong toàn bộ ống tuỷ
Thịt ướp lạnh: Mầu vàng, ở trong toàn bộ ống tuỷ.
Thịt giải lạnh: Mầu vàng, ở trong toàn bộ ống tuỷ.
Mỡ
Thịt làm lạnh: Mầu trắng đến vàng nhạt
Thịt ướp lạnh: Mầu trắng đến vàng nhạt
Thịt giải lạnh: Mầu hồng nhạt
Mùi vị
Thịt làm lạnh: Mùi vị dịu, ngọt đặc biệt của chất đạm chuyển hoá tốt
Thịt ướp lạnh: Mùi vị êm dịu, ngọt đặc biệt của chất đạm chuyển hoá tốt.
Thịt giải lạnh: Mùi hơi chua hơn thịt tươi. Vị dịu, có cảm giác nhiễm dịch hoạt. Mùi vị đặc biệt của chất đạm chuyển hoá tốt.


Một số sai lầm khi sử dung thịt đông lạnh
Làm lạnh thịt không đúng cách:
Người nội trợ thường dự trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh bằng cách bọc túi nilông thông thường. Tuy nhiên, nếu bảo quản theo cách này thì bạn sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của thịt. Cách tốt nhất là bạn nên dùng giấy sáp hoặc giấy bạc bọc thịt lại, bịt kín cẩn thận rồi bảo quản như bình thường.
Để thịt sống quá lâu trong tủ lạnh:
Đối với những loại thịt gia súc, gia cầm hay hải sản, các chuyên gia khuyên bạn không nên để lạnh quá 2 ngày. Đối với những loại đã được chế biến sẵn, nhất là thịt đã nướng có thể kéo dài thời gian bảo quản khoảng 5 ngày mà không làm mất đi quá nhiều chất dinh dưỡng cũng như là hương vị đặc trưng của thực phẩm.

Rã đông ở nhiệt độ phòng: Khi bạn để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ rất dễ bi ôi thiu, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở nhiều lần trước khi rã đông. Nếu thực phẩm không được nấu chín đúng cách sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy.

Rã đông thịt ở nhiệt độ cao: Nhiều người thường có thói quen để thịt đông ở cạnh bếp hoặc sử dụng nước sôi để rã đông thịt cho nhanh chóng. Tuy nhiên, do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không đảm bảo được chất lượng ngon như lúc đầu.

Rã đông thịt bằng lò vi sóng: Cách rã đông này rất nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không sử dụng thực phẩm ngay sau khi rã đông sẽ tạp điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
 

Một số lưu ý khác khi sử dụng thịt đông lạnh
- Nếu đã rã đông đồ ăn, tốt nhất bạn không nên cho chúng tái đông trong tủ lạnh vì rất dễ sinh ra các vi khuẩn, vi trùng có hại cho cơ thể.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh đã được chế biến sẵn vì chúng có hàm lượng muối cao và có thể chứa chất bảo quản.
- Không cho thực phẩm đông lạnh vừa ra khỏi tủ lạnh vào trong chảo dầu mỡ đang sôi để rã đông, có thể tạo ra phản ứng nguy hiểm gây cháy nổ, bỏng mỡ vào cơ thể. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin