Bị viêm âm đạo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Bị viêm âm đạo gây ngứa ngáy, nóng rát, khí hư nhiều và có mùi khó chịu

Rửa vùng kín bằng nước muối có hết ngứa ngáy, viêm nhiễm?

“Cô bé” bị tổn thương - nỗi ám ảnh chẳng ai dám ngỏ

Cách đặt thuốc viêm âm đạo tại nhà như thế nào?

Khử mùi vùng kín bằng cách đơn giản không ngờ

Nhiễm nấm là gì?

Phụ nữ thường bị nhiễm nấm Candida. Nhiễm trùng xảy ra do nấm Candida Albicans - một loại nấm thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp như lưỡi và âm đạo.

Triệu chứng nhiễm nấm:

Đối với khoảng 50% phụ nữ, nấm Candida tạo thành hệ thực vật bình thường của âm đạo. Do đó, rất khó để chẩn đoán nhiễm trùng nấm men. Tuy nhiên, có một số triệu chứng viêm nhiễm âm đạo phổ biến dễ nhận thấy là:

- Ngứa nhẹ bên trong âm đạo, quanh âm hộ;
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
- Cảm giác nóng rát sau khi quan hệ tình dục;
- Sưng, kích thích, tấy đỏ và nứt ở âm hộ;
- Khí hư nhiều, có màu trắng;
- Khí hư có mùi giống mùi men chua.

Bị nhiễm nấm, viêm âm đạo có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Nhiễm nấm âm đạo nghe có vẻ đáng sợ nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy nhiễm trùng nấm men có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Bị viêm âm đạo do nhiễm nấm có thể khiến bạn sợ hãi, không muốn yêu

Nếu bạn bị nhiễm nấm thường xuyên, có thể nó không trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn, nhưng sẽ ảnh hưởng đến chuyện quan hệ tình dục. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ, không muốn làm "chuyện ấy" do ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức.

Viêm nhiễm âm đạo thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng pH của âm đạo, làm cho tinh trùng khó bơi vào trong tử cung.

Điều trị viêm nhiễm nấm men thế nào?

Viêm nhiễm nấm men có thể dễ dàng điều trị nhờ thuốc. Nếu bạn chưa mang thai, bác sỹ có thể tư vấn sử dụng một số loại thuốc uống như fluconazole hoặc itraconazole. Những loại thuốc này kiểm soát sự phát triển của nấm và giải quyết tình trạng nhiễm trùng trong vòng một tuần.

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm nấm, viêm âm đạo?

- Tránh mặc quần áo ẩm.
- Tránh mặc quần áo bó sát.
- Không tắm bồn có xà phòng thơm, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm nấm thường xuyên. Bởi chúng có thể gây thay đổi độ pH âm đạo, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tránh quan hệ tình dục nếu bạn hoặc người ấy bị nhiễm nấm.
- Tránh sử dụng thuốc kháng sinh mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
- Ăn uống lành mạnh, cắt giảm đường.
- Tránh sử dụng thuốc tránh thai.
- Tránh quan hệ tình dục đường miệng (oral sex).
- Tránh xa hồ bơi công cộng và bồn tắm nước nóng.
- Ăn nhiều sữa chua và thực phẩm chứa probiotics.
- Ăn tỏi để tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa nhiễm nấm.

Vân Anh H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa