Thiếu kẽm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch
Robert-Ashley - Giáo sư y khoa của Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Đầu tiên, hãy xem xét tác động của kẽm với cơ thể. Kẽm là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Mối liên hệ giữa thiếu kẽm và nhiễm trùng lần đầu tiên được ghi nhận ở Trung Đông cách đây 50 năm. Đó là trường hợp bệnh nhân thiếu kẽm bị rối loạn chức năng miễn dịch nặng và qua đời ở tuổi 25 vì nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do các tế bào thiếu kẽm có thể giảm sản xuất interleuken-2, một chất giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và phản ứng viêm trong cơ thể. Có rất ít người bị thiếu kẽm vì kẽm được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, một số người bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể bị thiếu hụt kẽm.
Nên đọc
Các nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu để xác định tác động của kẽm trong việc phòng ngừa và ngăn ngừa triệu chứng cảm lạnh. Họ không tìm thấy sự khác biệt của người dùng kẽm liều thấp (khoảng 20mgr kẽm) so với những người dùng giả dược trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh.
Trong khi đó, những người sử dụng nhiều hơn 75mgr kẽm mỗi ngày có thể giảm các triệu chứng cảm lạnh và giảm thời gian mắc bệnh.
Các tác giả kết luận yếu tố lớn nhất liên quan đến hiệu quả của kẽm là liều lượng kẽm người bệnh sử dụng. Một số nghiên cứu khác được thực hiện cũng cho thấy sử dụng kẽm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh ở người lớn, ở trẻ em không thấy lợi ích gì.
Tóm lại, các nghiên cứu đã cho thấy bổ sung kẽm liều cao giúp giảm cảm lạnh. Tuy nhiên, dùng kẽm liều cao có thể gây ra tình trạng buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, cảm giác như đang nhai kim loại trong miệng. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng kẽm khi bị cảm lạnh nếu chấp nhận tác dụng phụ trên.
Ngoài ra, không nên dùng thuốc nhỏ mũi chứa kẽm vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi vị của mũi, thậm chí gây mất khứu giác vĩnh viễn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Gia Hân H+ (Theo UCLA Health)
Bình luận của bạn