Bổ sung thừa kẽm gây ra không ít phiền toái cho bạn
Bổ sung kẽm cho trẻ thế nào?
Vì sao người cao tuổi nên bổ sung kẽm?
Bổ sung kẽm kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư thực quản
Người ăn chay, ăn thuần chay nên bổ sung khoáng chất nào?
Theo các chuyên gia, lượng kẽm bỗ sung 1 ngày là 40mgr, vừa tốt cho sức khỏe lại không có tác dụng phụ. Những thực phẩm giàu kẽm là: Thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt... Trong đó, hàu là thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao nhất.
Theo các nhà khoa học, bổ sung dư thừa kẽm qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày có thể không gây ngộ độc kẽm. Tuy vậy, nếu bổ sung quá liều từ vitamin tổng hợp hay sử dụng đồ gia dụng có chứa kẽm, có thể làm bạn tăng nguy cơ bị dư thừa kẽm.
Dưới đây là 7 dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bạn đang bổ sung dư thừa kẽm.
1. Buồn nôn
Nhiều người thường bổ sung kẽm để phòng chống cảm lạnh. Tuy vậy, bổ sung dư thừa kẽm dễ dẫn đến buồn nôn. Nếu bạn sử dụng thuốc chống cảm lạnh có chứa 225mgr kẽm, bạn có thể bị nôn ngay lập tức. Trong một nghiên cứu với 47 người dùng 15mgr kẽm mỗi ngày cho thấy có hơn một nửa trong số đó buồn nôn và nôn thường xuyên.
Mặc dù nôn có thể giúp bạn loại bỏ lượng kẽm thừa, độc hại ra ngoài nhưng có thể không ngăn ngừa được các biến chứng. Nếu đã lỡ uống bổ sung một lượng kẽm lớn, bạn nên tới cơ sở y tế để được trợ giúp.
Thừa kẽm có thể làm cho bạn đau bụng và buồn nôn
2. Đau bụng và tiêu chảy
Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng đau bụng, tiêu chảy và chảy máu đường tiêu hóa cũng là dấu hiệu của thừa kẽm. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị chảy máu đường ruột sau khi uống 220mgr kẽm sulfate hai lần mỗi ngày để điều trị mụn trứng cá.
Bạn cần chú ý rằng, kẽm clorua không được sử dụng trong chế độ ăn nhưng bạn có thể bị ngộ độc do nó có trong các đồ gia dụng. Chất kết dính, hóa chất tẩy rửa, mối hàn, vị trí bịt kín... đều chứa kẽm clorua. Nếu nồng độ kẽm clorua lớn hơn 20% có thể gây hại cho đường tiêu hóa.
3. Các triệu chứng giống như cúm
Uống nhiều kẽm hơn nhu cầu hàng ngày có thể gây ra các triệu chứng giống với bệnh cúm như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu... Những triệu chứng trên cũng có thể xuất hiện khi bạn bị ngộ độc một số loại khoáng chất khác. Để biết chính xác đang bị ngộ độc kẽm hay gặp một vấn đề sức khỏe nào khác bạn nên tới gặp bác sỹ để được tư vấn và có biện pháp điều trị thích hợp.
Thừa kẽm cũng có những dấu hiệu như của bệnh cúm
4. Nồng độ cholesterol HDL thấp
Cholesterol HDL (cholesterol tốt) làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đối với người lớn, nồng độ HDL cholesterol trong máu nên ở mức lớn hơn 40mgr/dL.
Nghiên cứu cho thấy bổ sung 50mgr kẽm mỗi ngày sẽ làm giảm nồng độ cholesterol HDL, có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu), điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nồng độ cholesterol HDL giảm cũng có thể do thừa kẽm
5. Thay đổi trong vị giác
Trong thực tế, thiếu kẽm có thể dẫn tới tình trạng mất vị giác hoặc rối loạn vị giác. Có một điều bất ngờ rằng, bổ sung thừa kẽm cũng có thể gây ra rối loạn vị giác, đôi khi bạn có thể cảm thấy có mùi kim loại trong miệng.
Những triệu chứng như vị giác thay đổi, không cảm nhận được đúng vị hay có mùi kim loại trong miệng thường xuất hiện khi bạn sử dụng viên ngậm ho (chứa nhiều kẽm).
Thừa hay thiếu kẽm đều gây ra rối loạn vị giác
6. Thiếu đồng
Kẽm và đồng cạnh tranh nhau để được hấp thụ trong ruột non của bạn. Nếu bạn sử dụng kẽm khoảng 40mgr một ngày, cao hơn liều lượng an toàn có thể sẽ làm cho đồng không được hấp thu vào ruột non.
Điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu đồng, gây ra một số rối loạn máu như thiếu máu nội bào, giảm bạch cầu trung tính... Nghiên cứu cho thấy bạn có thể bổ sung đồng cùng với kẽm, nhưng nên hỏi ý kiến bác sỹ để có kết quả tốt nhất.
7. Dễ nhiễm bệnh
Mặc dù kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhưng bổ sung thừa kẽm có thể gây ra rối loạn trong phản ứng miễn dịch của bạn.
Nghiên cứu cho thấy, kẽm dư thừa làm giảm chức năng tế bào T, ảnh hưởng tới quá trình phản ứng miễn dịch, làm cho các mầm bệnh có hại có cơ hội xâm nhập sâu hơn.
Bình luận của bạn