Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong năm 2021

GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế - Ảnh: dantri

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương mua vaccine phòng COVID-19

Dịch COVID-19: Hai bệnh nhân diễn biến rất nặng, tiên lượng xấu

Vaccine Covid-19: Độ an toàn, tác dụng phụ và những điểm cần lưu ý

Những điều cần biết về 3 biến chủng SARS-CoV-2 mới tại Việt Nam

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Các chuyên gia nhận định đợt dịch lần thứ ba này tương đối phức tạp vì biến chủng B117 tại Anh có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ. Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã phát hiện nhiều ca bệnh. Đặc biệt, ổ dịch xảy ra trong các khu công nghiệp càng khiến cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Phát biểu tại buổi họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ ra số ca mắc COVID-19 tại Hải Dương đã vượt con số của ổ dịch tại Đà Nẵng trước đó. "Đến nay, Hải Dương ghi nhận đến 575 ca mắc, vượt con số của ổ dịch tại Đà Nẵng với 389 ca. Số ca mắc trung bình trong ngày của Hải Dương cũng cao hơn, chứng tỏ tốc độ lây lan của biến chủng mới cũng nhanh và mạnh hơn so với trước đây", Bộ trưởng Bộ Y tế phân tích.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương (đặc biệt là khu vực Chí Linh, Hải Dương) không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề cập tới quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị: Trong quý I phải phải coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách cũng như lâu dài. "Dịch COVID-19 không thể kết thúc được trong 6 tháng đầu năm và ngay cả trong năm 2021. Vì vậy, chúng ta phải làm sao chuẩn bị mọi tình huống, không được chủ quan lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh", ông Nguyễn Thanh Long cho biết.

Công tác phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu hiện nay

Lưu ý phòng chống dịch COVID-19 với các địa phương

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhắc nhở các địa phương không được chủ quan, lơ là, không được nghĩ rằng dịch không xảy ra ở khu vực của mình. Trên thực tế, dịch có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, địa điểm nào, do đó người dân cần luôn cảnh giác, chủ động đối phó bằng cách chuẩn bị sẵn các kịch bản có thể xảy ra khi dịch bùng phát.

Theo đó, có 4 điều Bộ trưởng lưu ý các địa phương:

- Cần chuẩn bị kịch bản về cách ly, giãn cách: Cụ thể, nếu số lượng F1 phải cách ly ít thì như thế nào, nhiều thì như thế nào? Thời điểm cách ly đột ngột thì ứng xử ra sao? Tốt hơn hết, các địa phương nên kiểm tra, chuẩn bị sẵn tất cả các cơ sở có thể được sử dụng để làm khu vực cách ly; Lên sẵn kịch bản cách ly ở các khu vực đó về giám sát, điều hành, cung cấp nhu yếu phẩm, theo dõi sức khỏe.

Đặc biệt, trong khi cách ly cần phối hợp chặt chẽ với bên quân đội để lực lượng quân đội điều hành toàn bộ cơ sở cách ly. Các khu cách ly dân sự vẫn xảy ra việc thực hiện chưa nghiêm, dẫn tới tình trạng lây nhiễm chéo có thể xảy ra trong những khu vực này.

- Bộ Y tế cũng liên tục có hướng dẫn, đúc rút bài học kinh nghiệm từ các đợt phòng chống dịch trước đó, làm thế nào để quản lý từng hộ dân, nếu có vấn đề xảy ra có thể biết được người đi, người đến. Nếu có lệnh giãn cách xã hội, địa phương sẽ phải thực hiện nghiêm, không để dịch lây nhiễm trong khu phong tỏa, không để gia đình này vẫn giao lưu với gia đình khác.

- Các địa phương phải chuẩn bị các phương án xét nghiệm, các kịch bản xét nghiệm nhiều hơn: Nâng công suất xét nghiệm trong thời gian rất ngắn, ở mức độ nào thì xét nghiệm ở mức độ nào. Nếu chỉ 1 - 2 địa phương, Bộ có thể đáp ứng được, nhưng nhiều địa phương thì như thế nào? Tất cả các cán bộ y tế trên địa bàn phải được tập huấn lẫy mẫu, chia nhỏ để đi lấy mẫu.

- Chuẩn bị phương án điều trị, các cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh bình thường nếu xảy ra dịch thì chuyển bệnh nhân đi đâu. Các tỉnh phải có nhiều phương án khi phát hiện ca bệnh.

Chính phủ sẽ đẩy nhanh kế hoạch cung cấp vaccine bảo vệ người dân

Bên cạnh việc các địa phương phải chủ động trong công tác phòng chống dịch, Chính phủ cũng đang cố gắng sớm đưa vaccine về Việt Nam phục vụ người dân. Trong cuộc họp đầu tiên của năm mới Tân Sửu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết việc nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ hiện nay. Chính phủ đã đặt mục tiêu cuối tháng 2 này phải có được vaccine, thông qua việc nhập khẩu và đẩy mạnh sản xuất vaccine trong nước.

Theo đó, ngày 17/2 vừa qua, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản đồng ý cho công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam nhập khẩu 204.000 liều vaccine COVID-19 để phục vụ nhu cầu khẩn cấp chống dịch trong nước.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội