PGS.TS Nguyễn Thanh Long khẳng định, dịch sởi năm nay có diễn tiến phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Về phía Việt Nam, Bộ Y tế không giấu dịch. "Việc không công bố không có nghĩa là không có dịch. Tháng 5/2012, chúng tôi ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống dịch sởi. Định nghĩa rất rõ có một ổ dịch sởi là 3 trường hợp trở lên. Chỉ cần 2 trường hợp dương tính trở lên là công bố có dịch sởi.Trong các văn bản chỉ đạo các địa phương, đề nghị phòng chống dịch sởi. Trong văn bản của Bộ Y tế đều nói rất rõ là Phòng chống dịch sởi", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, cho đến thời điểm này, Việt Nam đang có dịch sởi, 61/63 tỉnh đang có dịch sởi. Có trên 8.000 ca phát ban dạng sởi.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Bộ với tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trước đó vào tháng 5/2013, Bộ Y tế đã có thông báo cả nước phòng chống dịch sởi trên cả nước và yêu cầu phải tiêm vét cho toàn bộ các trẻ em đến độ tuổi tiêm phòng sởi.
“Chúng ta đã lường trước cho việc này, đúng là chúng ta đang có chuyện nóng về mặt chỉ đạo, lạnh về mặt thực hiện. Vào sáng ngày mai chúng tôi sẽ công bố danh sách các tỉnh trong tiêm phòng và sáng thứ 2 sẽ có những buổi giao lưu trực tuyến trên các báo với các bạn có những câu hỏi về tình hình dịch sởi hiện nay”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã yêu cầu thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Đồng thời, các địa phương hoàn thành tiêm vét vaccine sởi trong tháng 4.

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định: Các bệnh nhi sởi được điều trị đúng phác đồ
Trả lời về việc Bộ vừa cấp 10 máy thở cho các bệnh viện lớn trong đó cả 10 máy đều trục trặc, không sử dụng ngay được. Thứ trưởng Thanh Long cho rằng: “Tất cả các máy đó đang được nằm trong kho lâu nay, mục đích để cho việc dự trữ phòng chống quốc gia nhưng hiện nay do tình hình quá nóng nên đã gửi công văn xuất máy để các bệnh viện sử dụng nên đương nhiên máy để lâu phải có trục trặc”.
Tới chiều 18/4, Bộ Y tế đã công bố đã có 116 bệnh nhi tử vong do sởi và biến chứng sởi. Ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho rằng các cháu bé nhiễm sởi đã được điều trị đúng phác đồ, nhưng năm nay, những cháu bé chưa đến tháng tiêm phòng sởi, dưới 9 tháng bị bội nhiễm sởi nên con số tử vong liên quan đến sởi tăng đột biến. “Con số 25 là thực sự chết do sởi, còn con số sau 108 trường hợp chết là do sởi và liên quan đến sởi chứ không phải là Bộ Y tế giấu dịch. Cho đến ngày 17/4 chỉ có 5 ca nhập viện thêm về bệnh sởi”.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã yêu cầu thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Đồng thời, các địa phương hoàn thành tiêm vét vaccine sởi trong tháng 4.

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định: Các bệnh nhi sởi được điều trị đúng phác đồ
Trả lời về việc Bộ vừa cấp 10 máy thở cho các bệnh viện lớn trong đó cả 10 máy đều trục trặc, không sử dụng ngay được. Thứ trưởng Thanh Long cho rằng: “Tất cả các máy đó đang được nằm trong kho lâu nay, mục đích để cho việc dự trữ phòng chống quốc gia nhưng hiện nay do tình hình quá nóng nên đã gửi công văn xuất máy để các bệnh viện sử dụng nên đương nhiên máy để lâu phải có trục trặc”.
Tới chiều 18/4, Bộ Y tế đã công bố đã có 116 bệnh nhi tử vong do sởi và biến chứng sởi. Ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho rằng các cháu bé nhiễm sởi đã được điều trị đúng phác đồ, nhưng năm nay, những cháu bé chưa đến tháng tiêm phòng sởi, dưới 9 tháng bị bội nhiễm sởi nên con số tử vong liên quan đến sởi tăng đột biến. “Con số 25 là thực sự chết do sởi, còn con số sau 108 trường hợp chết là do sởi và liên quan đến sởi chứ không phải là Bộ Y tế giấu dịch. Cho đến ngày 17/4 chỉ có 5 ca nhập viện thêm về bệnh sởi”.
Cuối buổi họp báo, thứ trưởng Nguyễn Thang Long cho rằng, trước tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh, các gia đình vẫn nên cho con đi tiêm phòng khi đến tháng tiêm hoặc nếu chỉ mới tiêm 1 mũi vẫn tiếp tục đi tiêm mũi thứ 2 nêu sức khỏe của cháu bé ổn định, không bị sốt. Số lượng thuốc kháng sinh sởi vẫn đủ để cung cấp cho tất cả các tỉnh thành (khoảng 1,5 triệu liều). Những trường hợp các cháu chưa đến tuổi tiêm sởi, các gia đình nên hạn chế cho con cái mình đến những nơi đông người, tăng cười phòng chống dịch, vệ sinh sạch sẽ tay chân cho con và nhỏ nước muối sinh lý để sát khuẩn.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với các chuyên gia quốc tế nghiên cứu độc lực của virus sởi tại Hà Nội báo cáo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn