Tầm quan trọng của tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân

Các đại biểu trong buổi tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Khám, chữa bệnh từ xa và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn

Bảo đảm công bằng trong chính sách cho viên chức y tế, dân số

Đến tuổi 75, một nửa dân số mắc rối loạn sức khỏe tâm thần

Ngày Dân số Thế giới năm 2023 và lời nhắc cho hơn 8 tỷ người

Trong ngày 26/12, Lễ kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Liên Hương cho biết nhân ngày này, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn với một ý nghĩa nhân văn sâu sắc: "Vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận của gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp".

Đây là quyết định mang tính chất hết sức quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của Chương trình dân số Việt Nam. Tiếp theo đây, các văn bản mang tính toàn diện hơn sẽ được ban hành kịp thời để giúp cho việc triển khai thực hiện công tác dân số đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh nước ta bước vào thời kỳ dân số “vàng”

Thứ trưởng Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh nước ta bước vào thời kỳ dân số “vàng”

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là với sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận, hưởng ứng của quần chúng nhân dân. Chương trình dân số Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về chất và về lượng: Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công; Mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua; Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực; Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh.

"Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số “vàng”. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong ở bà mẹ và trẻ em đều giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện", bà Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia về dân số năm 2023 và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2023, Bộ Y tế đã chọn chủ đề "Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước" nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về việc sức khỏe người dân.

Đặc biệt, những người trẻ, nhóm đối tượng thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn (khám sức khỏe tiền hôn nhân) để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi kết hôn, mang thai, sinh nở, nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh… góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững.

Cũng trong sự kiện, các đại biểu đã thống nhất được chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 của Cục Dân số cụ thể như sau:

Chỉ tiêu cơ bản:

 

- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh: 73,9 tuổi.

- Tỉ số giới tính khi sinh: 111,1 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống.

Chỉ tiêu chuyên môn:

- Tổng tỉ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

- Giảm tỉ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,1 điểm phần trăm so với năm 2023.

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): +0,3‰ so với năm 2023.

- Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trong năm: 5.075.316 người.

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so với năm 2023.

- Tỉ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh), đủ 4 bệnh: 50%.

- Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh), đủ 5 bệnh: 60%.

- Tăng thêm tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 8% so với năm 2023.

- Tăng thêm tỉ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 11% so với năm 2023.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội