Khám, chữa bệnh từ xa và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn

Ứng dụng khám chữa bệnh từ xa với telemedicine giúp người cao tuổi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Quảng Ninh đón đầu tương lai với giải pháp y tế từ xa Telemedicine

Bộ Y tế đẩy mạnh triển khai 4 nền tảng số lĩnh vực y tế

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất thực phẩm chức năng

Công nghệ thúc đẩy ngành chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc như thế nào?

Đây là thông tin được các chuyên gia đến từ Đại học Kyushu (Nhật Bản) chia sẻ trong Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản với chủ đề “Giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”. Hội thảo được Chính phủ Nhật Bản, thay mặt Tổ chức Sáng kiến Sức khỏe và Phúc lợi châu Á (AHWIN) tổ chức tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Ông Naoki Ito mong đợi sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe - Ảnh: Hiệp Nguyễn/sức khỏe+

Ông Naoki Ito mong đợi sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Gửi lời tới hội thảo, ông Naoki Ito – Đại sứ Y tế Toàn cầu, Giám đốc Điều hành Chính sách Y tế, Văn phòng Ban Thư ký Nội các Chính phủ Nhật Bản cho hay, việc số hóa dịch vụ chăm sóc y tế không chỉ giúp bệnh viện và các bác sĩ hoạt động hiệu quả, mà còn giúp cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ, giúp nhiều người nhận được dịch vụ chăm sóc y tế bình đẳng, tiên tiến.

Tại hội thảo, các chuyên gia y tế đến từ Việt Nam đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi về chính sách chăm sóc người cao tuổi và tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Một trong số đó là telemedicine (khám, chữa bệnh từ xa) – “cuộc cách mạng trong thời đại số” đã thay đổi cách làm việc của các y bác sĩ.

PGS.TS Tomohiko Moriyama - Đại học Kyushu trình bày về telemedicine - Ảnh: Hiệp Nguyễn/sức khỏe+

PGS.TS Tomohiko Moriyama - Đại học Kyushu trình bày về telemedicine - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Trình bày tại hội thảo, PGS.TS Tomohiko Moriyama – Giám đốc Trung tâm Phát triển Y học từ xa châu Á, Khoa Y tế Quốc tế, Đại học Kyushu đã chỉ ra lợi ích và tương lai của telemedicine. Sử dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán, khám chữa bệnh sẽ kết nối các cơ sở y tế địa phương với bệnh viện ở các thành phố lớn, đem lại lợi ích cho người dân. Đặc biệt, “y tế số” tạo điều kiện học tập, trao đổi “phi biên giới”, giúp các chuyên gia y tế toàn cầu có thể chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiệu quả.

TS Masa Higo - Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Đại học Kyushu tại hội thảo - Ảnh: Hiệp Nguyễn/sức khỏe+

TS Masa Higo - Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Đại học Kyushu tại hội thảo - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

TS Masa Higo - Khoa Lão khoa, Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Đại học Kyushu cho hay, là một quốc gia Á Đông, trong quá khứ, người Nhật Bản cũng tin rằng chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm của riêng từng gia đình. Hiện nay, với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, Nhật Bản đối mặt với áp lực từ vấn đề già hóa dân số cũng như nhu cầu phúc lợi, chăm sóc y tế. Chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ chung của xã hội. Các chuyên gia tin rằng, Việt Nam cũng sẽ sớm chuyển dịch theo xu hướng này, đòi hỏi quốc gia có một lộ trình và chính sách phát triển dịch vụ chăm sóc cộng đồng và nguồn nhân lực cần thiết.

 

Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra 41 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Không chỉ ở Việt Nam, mà ngay ở quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, tỷ lệ ung thư dạ dày cũng ở mức cao. Tuy nhiên, nền y học phát triển giúp Nhật Bản giữ tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở mức thấp, quản lý bệnh lâu dài.

TS Masa Higo đã giới thiệu về mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cũng như chính sách bảo hiểm y tế toàn dân tại Nhật Bản. Để người cao tuổi nâng cao sức khỏe và khả năng hoạt động hàng ngày mà không cần trợ giúp, các công ty Nhật Bản đưa ra nhiều giải pháp công nghệ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Có thể kể tới nghiên cứu, sản xuất bộ phận thay thế (đầu gối, khớp giả) được thiết kế phù hợp với cơ thể và thói quen sinh hoạt người Á Đông; Chiến lược bổ sung dinh dưỡng và calci nhằm ngăn ngừa nguy cơ gãy xương; Đệm, thảm chống té ngã...

Thực tế, tại Việt Nam, lĩnh vực lão khoa hay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Công nghệ dùng trong chẩn đoán hình ảnh lẫn khám, chữa bệnh từ xa chưa được đầu tư đồng bộ tại các tuyến. Trong khi đó, mục tiêu tới năm 2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Ngành y tế cần đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia phát triển như Nhật Bản để tiến tới nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện