Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội tiêm phòng sởi cho trẻ đến 10 tuổi


Do có nhiều người tới Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) để tiêm phòng, bác sĩ Bùi Văn Năng (giơ phiếu đăng ký tiêm phòng) phải xin lỗi và đề nghị mọi người đăng ký theo thứ tự - Ảnh: Việt Dũng

Tuy nhiên, bà Tiến cũng nhiều lần khiến cử tọa ngạc nhiên vì phát biểu lạc quan rằng với tỉ lệ tiêm vét ngừa sởi cao (đã đạt 97% tính đến ngày 24/4), 7-10 ngày nữa Hà Nội sẽ hết dịch sởi!

Hà Nội đang ở đỉnh dịch

Tại cuộc họp với bộ trưởng Bộ Y tế, một vị đại diện Hà Nội đề xuất phải "truyền thông có định hướng". Đại diện này cũng cho biết: "Các thầy thuốc căng mình chống dịch nhưng ít thấy động viên, mà báo chí chỉ tìm sai lầm để phản ánh. Định hướng truyền thông rất quan trọng". Tuy nhiên theo ông Trần Đức Long - vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, nếu muốn truyền thông định hướng thì nên tuyên truyền về chuyên môn, làm sao để chống dịch hiệu quả...

V.V.TUÂN

Theo phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, cho đến ngày 24/4 Hà Nội đã tiêm vét cho nhóm trẻ dưới 2 tuổi chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine ngừa sởi đạt 97%. Tuy nhiên, trung bình số bệnh nhân sởi của Hà Nội tại các bệnh viện vẫn ở mức 700 bệnh nhân/ngày. Ông Hạnh nhận định Hà Nội hiện đang ở đỉnh dịch và duy trì ở mức cao, nếu có giảm cũng sẽ giảm dần chứ không giảm nhanh. Đặc biệt trong những ngày tới vẫn sẽ có tử vong do Hà Nội đang có tám bệnh nhân nặng, đang thở máy tại Bệnh viện Bạch Mai, năm bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Nhi T.Ư... Bộ trưởng Tiến chất vấn ông Hạnh: vì sao Hà Nội là địa phương khá giả, dinh dưỡng đầy đủ mà bệnh nhân nặng toàn tập trung ở Hà Nội? Ông Hạnh chưa trả lời thỏa đáng được câu hỏi này.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng triển khai một biện pháp mạnh là mở rộng tối đa độ tuổi tiêm ngừa sởi. Theo đó, Bộ Y tế đã đồng ý cho Hà Nội tiêm ngừa cho trẻ đến 10 tuổi, thay vì chỉ tiêm cho nhóm đến 6 tuổi như hiện nay. "Mỗi năm Hà Nội có 5.000 trẻ không được tiêm ngừa sởi, tính chung có khoảng 75.000 trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Nếu tiến hành tiêm đến 10 tuổi, Hà Nội đề nghị Bộ Y tế cấp đủ văcxin và sớm hướng dẫn kỹ thuật, tiêm đủ hai mũi hay chỉ tiêm một mũi. Hà Nội hiện có khoảng 1,4 triệu cháu trong nhóm tuổi này" - ông Hạnh cho biết.

Bức xúc thiếu vaccine dịch vụ

Vaccine ngừa sởi đơn do VN sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Nhật Bản chuyển giao không thiếu. Đó là khẳng định của phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) Nguyễn Nam Liên. "Nếu cần thêm vaccine thì vẫn có thể điều phối được" - ông Liên cho biết.

Tuy nhiên vaccine sởi, quai bị, rubella dịch vụ đang thiếu trầm trọng. Tại phòng tiêm chủng của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, ngày 24/4 còn có hiện tượng tranh giành nhau số thứ tự để được tiêm ngừa, tình hình chỉ được vãn hồi khi bác sĩ của phòng tiêm ra yêu cầu mọi người lấy số thứ tự một cách văn minh. Đáng lưu ý là nếu trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi hoàn toàn có thể sử dụng vaccine của chương trình tiêm chủng mở rộng hiện đang được miễn phí.

Hôm 24/4, Bộ Y tế có thông báo bắt đầu triển khai đề tài nghiên cứu về dịch tễ, virus, miễn dịch, lâm sàng, hiệu quả điều trị sởi ở VN 2013-2014. Theo một chuyên gia, cần phải xem xét hiệu quả bảo vệ nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở VN, do lứa trẻ sinh những năm 1980 và đầu 1990 được tiêm chủng bằng bơm kim tiêm tiệt trùng bằng nước sôi, vaccine đựng trong thùng xốp đựng kem và đi lấy vaccine bằng xe đạp, rất khó đánh giá về hiệu quả bảo vệ. Và vì mẹ không có kháng thể ngừa sởi nên con sinh ra cũng dễ mắc bệnh như tình hình hiện nay ở VN.

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn