Đây là nơi người sống giãi bày mọi tâm sự với người thân đã khuất
Con người không thể sống qua 115 tuổi (?)
Mỗi trẻ tự kỷ đều có thể là một thiên tài
Giáo dục kỹ năng phòng tránh thiên tai cho 6.000 trẻ em
Năm 2011, thảm họa kép động đất sóng thần đã “xé nát” Nhật Bản, khiến gần 16.000 người thiệt mạng. Dù 6 năm trôi qua, nhưng nỗi đau nhức nhối vẫn còn hiện nguyên trong lòng nhiều người.
Một thị trấn ven biển ở Nhật có cách đối phó với nỗi đau theo kiểu độc đáo riêng biệt. Trên đỉnh ngọn đồi, người ta để một chiếc bốt điện thoại màu trắng được lắp kính trong suốt. Bên trong bốt là một chiếc điện thoại bị ngắt kết nối. Đây trở thành điểm đến phổ biến cho những người vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đi người thân. Bên ngoài là khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, hướng nhìn về phía biển Thái Bình Dương.
Otsuchi là thị trấn bị tàn phá nặng nề bởi thảm họa thiên nhiên. Toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng trong vòng 30 phút và 10% dân số thị trấn đã chết. Khoảng 1 năm trước khi thảm họa xảy ra, Itaru Sasaki, một người dân địa phương đã tự mình lắp bốt điện thoại này. Mục đích của ông muốn được hàng ngày trò chuyện với người em họ đã mất. “Chúng tôi không thể nói chuyện như trước nữa. Tôi muốn nhờ gió gửi lời tâm sự đến em”, ông Sasaki tâm sự.
Sau khi thảm họa kép ập xuống Nhật Bản, nhiều người đối diện với sự đau đớn khi người thân yêu đột ngột qua đời. “Bốt điện thoại của gió” trở nên đắt khách và trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người. Chỉ 3 năm kể từ khi thảm họa xảy ra, nơi này đón nhận hơn 10.000 khách ghé qua. Một số người tới để gọi những cuộc điện thoại đặc biệt, số khác thường xuyên đến để quay số người thân đã chết rồi viết cảm xúc lên quyển sổ trên mặt bàn.
“Điện thoại của gió” nổi tiếng tới mức từng có bộ phim tài liệu do đài truyền hình NHK Nhật Bản thực hiện. Với những người muốn ghé thăm, bạn có thể tìm hiểu lộ trình. Từ thủ đô Tokyo, du khách đi bằng tàu cao tốc hoặc xe hơi khoảng 7 tiếng là tới thị trấn Otsuchi. Bốt điện thoại đặc biệt nằm ngay trên ngọn đồi bên ngoài thành phố.
Bình luận của bạn