Botulinum độc cỡ nào?

Tính mạng của bạn có thể bị đe dọa nếu ăn phải thực phẩm có chứa Botulinum

Độc tố Botulinum nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh

Sữa nội không chứa Clostridium Botulinum

Cục ATTP (Bộ Y tế): Clostridium Botulinum không tích tụ trong cơ thể

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Xử lý thế nào khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Nhiễm độc từ thực phẩm ủ muối chua

Mới đây, tại Quảng Nam vừa xuất hiện ba chùm ca bệnh, trong đó có tổng số 10 người bị ngộ độc Botulinum sau khi sử dụng thực phẩm cá chép muối ủ chua, có 1 trường hợp đã tử vong.

Kết quả xét nghiệm mẫu cá chép muối ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện xác định có vi khuẩn Clostridium Botulinum type E.

Theo báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến Bộ Y tế, sau khi điều tra dịch tễ 3 chùm ca bệnh, cùng với kết quả cấy mẫu cá chép muối ủ chua mà bệnh nhân đã ăn do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện, có thể khẳng định những trường hợp trên bị ngộ độc Botulinum.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử 3 chuyên gia hàng đầu về chống độc và hồi sức trực tiếp mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum ra Quảng Nam hỗ trợ điều trị. Ngay lập tức, 3 bệnh nhân nặng đã được truyền thuốc giải độc. Đến chiều tối 19/3, tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân nặng nhất thở máy tại Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Nam có cải thiện. Theo đó, 2 bệnh nhân có khả năng cai được máy thở trong 1-2 ngày tới.

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định để lại cho Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam 2 liều thuốc giải độc Botulinum phòng ngừa trong trường hợp có thêm bệnh nhân mới nhập viện. Được biết, thuốc giải độc Botulinum rất khan hiếm và đắt đỏ.

Botulinum nguy hiểm thế nào?

Botulinum là một chất độc tác động lên các dây thần kinh, do vi khuẩn C. Botulinum (Clostridium Botulium) sản sinh ra trong quá trình phát triển.

Đây là loài vi khuẩn yếm khí (sống trong môi trường không có không khí), có khả năng tự tạo ra bào tử (hiểu nôm na là vi khuẩn tự đóng kén để tồn tại trong môi trường có không khí) nằm lẫn trong đất cát. Khi có điều kiện thuận lợi - thường gặp nhất là những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn được đóng hộp - các bào tử này sẽ tái hoạt động trở lại, sinh sản, phát triển và tạo ra Botulinum.

Đau bụng là một trong những dấu hiệu khi bị ngộ độc Botulinum

Đau bụng là một trong những dấu hiệu khi bị ngộ độc Botulinum

Trung bình 12-36 giờ sau khi ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm Botulinum, con người hay động vật sẽ bị ngộ độc, dẫn tới các tình trạng như: Đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân và sau cùng là khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp, dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng Botulinum ăn phải.

Ngoài xâm nhập qua đường ăn uống, bào tử vi khuẩn C. Botulinum còn vào cơ thể qua các vết thương ngoài da không được giữ sạch. Khi vết thương liền miệng, tạo ra môi trường yếm khí, các bào tử có thể tái sản sinh chất độc Botulinum.

Cách phòng ngộ độc Botulinum

 

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngộ độc do độc tố Botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn C. Botulinum và sinh độc tố Botulinum.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín; Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm C. Botulinum qua các tổn thương này. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ không dùng mật ong để rơ miệng hoặc làm thức ăn cho trẻ.

Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội