4 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm đang là nỗi lo của nhiều người tiêu

Cẩn trọng với 4 thực phẩm dễ gây ngộ độc

Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

Loại vi khuẩn trong vụ ngộ độc trường iSchool Nha Trang nguy hiểm thế nào?

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Quá trình ăn uống là quá trình hấp thụ những dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Tuy nhiên, câu nói “bệnh từ miệng mà ra” vẫn còn nguyên giá trị, đây cũng là nỗi lo của nhiều người hiện nay khi vấn đề an toàn thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, nguồn thực phẩm chưa được điều tra rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Các tỉnh thành cũng tăng cường siết chặt đầu vào thực phẩm cung cấp cho nhà trường, tuy nhiên chính người tiêu dùng cũng cần thông thái trong việc lựa chọn thực phẩm sạch an toàn và cần có những biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhưng đôi khi cũng gây nguy hại cho sức khỏe nếu không lựa chọn được thực phẩm tốt

Thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhưng đôi khi cũng gây nguy hại cho sức khỏe nếu không lựa chọn được thực phẩm tốt

1. Đảm bảo yếu tố sạch sẽ lên hàng đầu

Vi khuẩn, vi trùng gây ngộ độc tồn tại trong không khí, tồn tại trên các bề mặt trong nhà bếp của bạn, vì vậy trước khi chế biến thực phẩm hãy rửa sạch trước, nhằm loại bỏ cơ bản vi khuẩn trên bề mặt.

Bên cạnh việc làm sạch thực phẩm, dụng cụ làm bếp, bạn cũng cần làm bảo đôi tay của mình sạch sẽ với việc rửa tay 20 giây với xà phòng và nước ấm trước và sau khi chế biến thực phẩm.

Điều quan trọng nhất trong vấn đề an toàn thực phẩm là sơ chế sạch sẽ thực phẩm với thịt sơ chế bằng nước muối hoặc luộc sơ qua. Với trái cây, bạn hãy rửa chúng dưới vòi nước đang chảy, hơi lãng phí nước nhưng đảm bảo thực phẩm bạn tiêu thụ an toàn và sạch sẽ.

Rau nên được rửa sạch dưới vòi nước đang chảy

Rau nên được rửa sạch dưới vòi nước đang chảy

2. Hãy phân loại thực phẩm, tránh lây bệnh chéo

Thực phẩm sống là nơi vi khuẩn dễ kí sinh và phát triển, vì vậy chúng ta cần có cách bảo quản tốt nhất. Tuy nhiên, cần phân loại thực phẩm tránh lây bệnh chéo. Khi bảo quản, hãy phân loại thực phẩm bằng cách để riêng chúng ra theo từng khu vực:

 - Để riêng thịt sống hoặc đã ướp, thịt gia cầm, hải sản và trứng với tất cả các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. Bảo quản thịt, thịt gia cầm và hải sản sống trong hộp hoặc gói kín để nước không chảy ra các thực phẩm khác.

 - Sử dụng một thớt cho thịt sống, thịt gia cầm và hải sản và một thớt riêng cho rau củ, bánh mì và các loại thực phẩm không được nấu chín khác.

 - Không rửa chung thịt sống với trái cây, vì có thể nước rửa thịt bắn vào trái cây gây nhiễm khuẩn

3. Nấu ở nhiệt độ thích hợp

Thực phẩm được nấu chín an toàn khi nhiệt độ bên trong đủ cao để tiêu diệt vi trùng có thể khiến bạn bị bệnh. Cách duy nhất để biết thực phẩm đã được nấu chín an toàn hay chưa là sử dụng nhiệt kế thực phẩm. Bạn không thể biết thực phẩm có được nấu chín an toàn hay không bằng cách kiểm tra màu sắc và kết cấu của nó (ngoại trừ hải sản).

- Toàn bộ miếng thịt bò, thịt bê, thịt cừu và thịt lợn, kể cả giăm bông tươi: khoảng 60°C

- Cá: khoảng 60°C hoặc nấu cho đến khi thịt cá đục và dễ dàng tách ra bằng nĩa

- Thịt xay: khoảng 70°C

- Tất cả gia cầm, kể cả gà xay và gà tây: khoảng 74°C

- Thức ăn thừa và thịt hầm: khoảng 74°C.

Nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ cao cũng là cách loại bỏ vi trùng gây ngộ độc

Nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ cao cũng là cách loại bỏ vi trùng gây ngộ độc

4. Làm lạnh thực phẩm

Vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng nếu để ở nhiệt độ phòng hoặc trong “Khu vực nguy hiểm” từ 5°C đến 60°C.

- Giữ ngăn mát ở nhiệt độ dưới 5°C và ngăn đông của bạn ở nhiệt độ 0°C trở xuống, đồng thời nên vứt bỏ thực phẩm trước khi chúng bị hỏng.

- Đóng gói thức ăn ấm hoặc nóng vào một số hộp sạch và sau đó cho vào tủ lạnh. 

- Đối với thực phẩm dễ hỏng (thịt, hải sản, sữa, trái cây cắt sẵn, một số loại rau và thức ăn thừa đã nấu chín) nên để vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Nếu thực phẩm được tiếp xúc với nhiệt độ trên 30°C, chẳng hạn như trong xe hơi hoặc đi dã ngoại, hãy cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ.

- Rã đông thực phẩm đông lạnh an toàn trong tủ lạnh, bằng nước lạnh, hoặc trong lò vi sóng. Không rã đông thực phẩm bằng cách tự nhiên theo nhiệt độ phòng vì vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng trong các phần của thực phẩm.

Bảo quản và phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Bảo quản và phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu nguồn gốc xuất xử và hạn sử dụng của thực phẩm, hãy luôn đảm bảo rằng thực phẩm bạn hấp thụ là an toàn..

 
Nguyễn Huyền (Theo CDC Mỹ)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng