Xử lý thế nào khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ - Dấu hiệu và cách xử lý

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng

Bảo quản thực phẩm mùa nóng sao cho an toàn?

Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em

Những thói quen cần tránh khi vào bếp

Trước hàng loạt những thông tin về thực phẩm bẩn và những vụ ngộ độc khi trẻ em ăn bán trú tại trường. Điều này đã khiến cho tâm lý phụ huynh vô cùng hoang mang. 

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Có 5 nguyên nhân chính gây nên ngộ độc cho trẻ:

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ

Trẻ em lứa tuổi mầm non, có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện vì thế dễ dàng bị ngộ độc thức ăn tập thể nếu thức ăn không đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm. Trẻ độ tuổi mầm non bị ngộ độc thường rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, vì thế, phụ huynh và nhà trường cần chú ý vào khẩu phần ăn của con trẻ.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ

Cha mẹ cũng như các thầy cô cần chú ý hướng dẫn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn để tránh bị ngộ độc. Do trẻ con hiếu động nên thường có rất nhiều vi khuẩn bám vào tay chân, do vậy cần hướng dẫn trẻ biết cách giữ và vệ sinh sạch sẽ sau khi vui chơi, trước khi ăn và tránh xa các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ giúp hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc thường là một vài giờ, hoặc vài ngày sau đó. Người bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn, nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ C.

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thực phẩm

Theo Thạc sỹ Ngô Thị Sáng, Quản lý chương trình An toàn cho trẻ của Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, cần đặc biệt chú ý khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn như kể trên, đặc biệt là khi nôn. Trẻ hoàn toàn có thể nôn trớ ngay cả lúc đang ngủ, nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm vì trẻ có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong. 

Việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu ngộ độc thì cần nhờ sự trợ giúp của đơn vị y tế hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để trẻ nhận được sự chăm sóc tốt và chính xác nhất.

Khi bị ngộ độc dẫn đến nôn hoặc đi ngoài, trẻ mất nước, rối loạn điện giải và cần bổ sung điện giải, nước (có thể pha oresol) cho trẻ, cần chú ý pha theo đúng liều lượng, hướng dẫn trên bao bì, cho trẻ uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nếu không được bù nước, điện giải, trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng..

Không cho trẻ uống các loại nước khác như nước có gas… vì sẽ khiến tình trạng đi ngoài càng trầm trọng hơn. Ngay cả nước lọc đôi khi cũng không phải là lựa chọn tốt nhất bởi chỉ giúp bé cảm thấy đỡ khát nhưng không có tác dụng bù điện giải. Khi trẻ bị nôn hoặc đi ngoài quá nhiều, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do nguyên nhân ngộ độc thức ăn, không quen thức ăn hoặc ăn cùng một lúc những món kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống hết ra ngoài là bệnh sẽ đỡ. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm đi ngoài càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu.

Xem thêm video về cách phòng tránh và sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm:

 
Việt An + Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ