Lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ trong mùa lạnh

An toàn thực phẩm giúp trẻ phòng các rối loạn tiêu hóa

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Bí quyết bảo quản và rã đông thực phẩm đông lạnh

Loại vi khuẩn trong vụ ngộ độc trường iSchool Nha Trang nguy hiểm thế nào?

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Thời tiết đang chuyển lạnh, dự kiến sẽ rét đậm trong thời gian sắp tới, nhiệt độ xuống thấp khiến thực phẩm có vẻ lâu hỏng hơn, điều này khiến nhiều gia đình chủ quan trong bảo quản thực phẩm. Thường hay để thực phẩm ở ngoài mà không bảo quản trong tủ lạnh. Hơn nữa, vào mùa Đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi, ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.

Trước sự thay đổi của thời tiết, cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ không thích ứng kịp với nhiệt độ môi trường nên dễ mắc và lây một số bệnh, trong đó có các vấn đề tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm). Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm phù hợp đảm bảo an toàn và nâng cao thể trạng cho bé.

Chọn thực phẩm tươi, sạch

Cần chú ý chọn loại rau tươi hạn chế dập nát, hư hỏng

Cần chú ý chọn loại rau tươi hạn chế dập nát, hư hỏng

Nên chọn mua các loại rau quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi; Cá và các loại hải sản phải còn tươi, không có dấu hiệu ươn, ôi.

Chỉ mua thực phẩm đã chế biến nếu đã được đóng gói và có nhãn mác và còn hạn sử dụng. Nếu thực phẩm có mùi bất thường dù chưa hết hạn cũng không nên dùng. Ngoài ra, bạn cần tránh mua các sản phẩm đóng gói đã bị rách, vỡ túi bọc hoặc màng bọc, hộp bị móp hoặc phồng lên, vì đây có thể là dấu hiệu của việc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn.

Ăn chín uống sôi

Một số cha mẹ có thói quen cho trẻ ăn đồ tái một chút để giữ được độ ngọt của thực phẩm. Tuy nhiên, đồ ăn tái không an toàn cho trẻ. Đồ ăn cho trẻ cần được chế biến riêng sao cho đảm bảo chín kỹ và an toàn nhất. Luôn dùng nước lọc và nước đun sôi để pha sữa và pha đồ uống cho trẻ nhỏ.

Không nấu một lần cho nhiều bữa

Vào mùa lạnh, nhiều người có thói quen nấu một lượng lớn thức ăn để ăn trong nhiều ngày, thường thấy là các món thịt nấu đông, thịt kho, cá kho... Việc giữ thức ăn chín trong nhiều ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sản sinh độc tố. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh, gia đình nên duy trì thói quen nấu đồ ăn từng bữa một, hạn chế để thừa sang bữa sau.

Hoặc để đảm bảo an toàn khi nấu lượng lớn, bạn cần chia đồ ăn thành các hộp nhỏ và bảo quản thật tốt. Mỗi bữa chỉ lấy ra một phần vừa ăn, không nên cho trẻ ăn đồ nấu lại giúp bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ.

Bảo quản thực phẩm tốt

Bảo quản đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm

Bảo quản đúng cách giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm

Khâu bảo quản thức ăn cho trẻ tuyệt đối không được qua loa. Để thực phẩm vẫn còn giữ nguyên chất dinh dưỡng thì nên được đóng gói an toàn hoặc đặt trong những hộp bảo quản sạch trước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là các thực phẩm dễ hỏng, chế biến sẵn như thịt, sữa, hải sản, trứng, rau quả... Theo nghiên cứu, một thực phẩm cần bảo quản lạnh sẽ không còn an toàn nếu chúng ở bên ngoài quá 2 giờ. Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên đảm bảo tủ lạnh được đặt ở 40 độ F và tủ đông được đặt ở 0 độ F trở lên.

Bạn cần chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh nấm mốc, vi khuẩn; Không nên trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh, đặc biệt là các thực phẩm nấu cho bé. 

Thận trọng khi cho trẻ ăn uống ở ngoài

Mùa lạnh, nhiều gia đình đến các nhà hàng lẩu, nướng hơn, dù là quán trong nhà hay ngoài trời. Tuy nhiên, việc không biết rõ nguồn gốc các thực phẩm đang ăn, hay thực phẩm được "phù phép" bởi các loại gia vị ướp và việc nhúng lẩu hay nướng chưa chín tới tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy) do nhiễm trùng, nhiễm độc. Do đó, khi ăn uống hãy chú ý chọn quán ăn có thương hiệu và tin cậy để phòng tránh trẻ ngộ độc thực phẩm vào mùa lạnh.

Thói quen rửa tay

Rửa tay trước và trong khi chế biến thực phẩm là rất quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Rửa tay đơn giản nhưng thường các bé hay quên. Vì thế, cha mẹ hãy nhớ nhắc con rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn để rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn nhé, đồng thời lưu ý cắt móng tay chân cho trẻ.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ