Sử dụng TPCN xách tay có nguy cơ dẫn đến các rủi ro về sức khỏe
Quảng cáo TPCN sai phép, dược phẩm Tân Bách Tùng bị phạt nặng
Quảng cáo sai phép Định Tâm Đan, Dược phẩm Quốc Gia bị phạt
Thị trường TPCN dự kiến tăng 25% vào năm 2017
Thực phẩm chức năng tăng cân: Thị trường loạn
Rước họa vì TPCN xách tay
Chỉ cần một thao tác đơn giản là lên mạng và gõ từ khóa “thực phẩm chức năng xách tay” là người tiêu dùng đã có hàng loạt các lựa chọn về nơi bán, mặt hàng và giá cá. Tất cả đều vô cùng phong phú và đa dạng, hàng từ Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng tất cả đều có 1 điểm chung là không có hạn sử dụng và tem bảo hành.
Truy cập vào các website bán hàng này, người tiêu dùng cũng bị "làm khó". Thông tin về các sản phẩm này cũng rất mù mờ và giá của chúng thuộc vào dạng “cắt cổ”. Đặc biệt, các website còn quảng cáo quá các sản phẩm này là thuốc và có công dụng điều trị bệnh.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, trong nước cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất TPCN đã được chứng nhận và có chất lượng. Nhưng do tâm lý "sính ngoại" nên người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn sản phẩm xách tay mà quên đi chuyện chất lượng sản phẩm đó có hợp với người châu Á hay không.
Cuối tháng 1/2015, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ 12 tấn sản phẩm TPCN có chứa collagen từ Trung Quốc tuồn vào nội địa, sau đó được chủ hàng đóng hộp, dán nhãn mác rồi tung ra thị trường dưới dạng hàng xách tay từ Âu, Mỹ. Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục tổ chức kiểm tra, kiểm soát mặt hàng TPCN đã phát hiện và xử lý 49 vụ với hơn 12.000 lọ TPCN do nước ngoài sản xuất vi phạm với lỗi chủ yếu là không có hóa đơn chứng từ, tem nhãn phụ do doanh nghiệp tự in và dán trên sản phẩm nên không đúng nội dung công bố và không ghi tên, địa chỉ nhập khẩu. Người tiêu dùng khi xem hàng thấy có nhãn phụ yên tâm mua hàng về sử dụng, song rất có thể những sản phẩm trôi nổi hiện nay là dạng hàng giả nhập vào theo kiểu này.
Website bán TPCN xách tay quảng cáo sản phẩm có công dụng điều trị bệnh
"TPCN xách tay bày bán là hàng bất hợp pháp"
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, hàng xách tay là hàng được mang theo người và để sử dụng cá nhân chứ không được phép bán ra thị trường. Đối với các trang mạng, các cửa hàng bày bán các sản phẩm (tự quảng cáo là) TPCN xách tay là hàng bất hợp pháp. Việc người tiêu dùng mua các sản phẩm TPCN xách tay không đơn giản chỉ là tiếp tay cho buôn lậu mà đây còn chính là một hành vi phạm pháp.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua và sử dụng các sản phẩm TPCN được giới thiệu là hàng xách tay. Ông Phong lý giải, đối với các sản phẩm này, pháp luật Việt Nam không cho phép bán ra thị trường. Ngoài ra, các sản phẩm này cũng chưa được các cơ quan chức năng quản lý đánh giá, kiểm nghiệm về mặt chất lượng và làm các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm để được phép lưu hành.
TPCN xách tay được bày bán công khai tại TP.HCM (Ảnh: Tuổi trẻ)
Cũng chính vì lý do chưa được kiểm định về chất lượng sản phẩm, nên khả năng người tiêu dùng gặp các rủi ro về sử dụng sản phẩm là điều không thể tránh khỏi và chính vì là hàng bất hợp pháp nên trường hợp gặp phải các rủi ro nghiêm trọng, người tiêu dùng hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.
Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, hàng xách tay không phải lúc nào cũng được như ý vì ngay cả người bán cho mình cũng không rành rẽ. Họ chỉ thấy thị trường có nhu cầu thì mang về, còn nguồn không được xác định, không có hướng dẫn sử dụng, tư vấn. Đã có nhiều người tiêu dùng vì muốn giảm béo nhanh, sử dụng TPCN không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là dùng các nguồn hàng xách tay, dùng tăng liều không theo hướng dẫn sử dụng dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng như: Rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận.
Để đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong việc đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần hiều đúng để dùng đúng, chỉ nên sử dụng TPCN có xuất xứ rõ ràng, đã được Bộ y tế kiểm nghiệm và đã các chứng nhận liên quan.
Bình luận của bạn