- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Trẻ ra mồ hôi trộm luôn là điều khiến các mẹ lo lắng
Những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đổ mồ hôi nhiều
Đổ mồ hôi nhiều có bệnh không?
Trị chứng mồ hôi trộm cho con
Lo sốt vó vì con đổ mồ hôi trộm
Dạo gần đây, chị Kim Thoa (Cầu Giấy - Hà Nội) thấy lo lắng không hiểu vì sao cậu con trai mới 5 tháng tuổi đổ mồ hôi ướt đẫm đầu và lưng, nhất là khi ngủ. Bé ngủ không yên giấc, hay ngọ nguậy, có khi miệng gào khóc mà mắt vẫn nhắm tịt. “Ban đêm, đắp chăn vào là bé toát mồ hôi ngay. Còn bỏ chăn ra thì mình lại sợ con bị lạnh. Mình vừa mất ngủ, lại lo không biết cháu có thiếu calci hay còi xương gì không. Mình định cho con uống thêm calci xem thế nào”.
Cũng giống chị Thoa, chị Thanh Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, bé nhà chị từ nhỏ đã ra rất nhiều mồ hôi, kể cả khi trời mát. Chị Hiền chia sẻ: “Trước kia, mình cũng cho con đi khám rồi nhưng bác sỹ bảo không sao. Tuy vậy, vẫn chưa thấy yên tâm lắm. Bà nội bé thì tất tả nấu cháo trai cho vì nghe nói loại cháo này chữa mồ hôi trộm rất tốt. Nhưng rồi cũng chẳng thấy hiệu quả lắm, mình chẳng biết phải làm sao?”.
Theo các bác sỹ, khi bé ở trạng thái không vận động (điển hình là lúc ngủ) mà vẫn đổ mồ hôi thì dân gian gọi đó là chứng mồ hôi trộm. Mồ hôi tiết ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân vì đó là những khu vực có nhiều tuyến mồ hôi.
Ngoài ra, bé hay đổ mồ hôi là do hệ thần kinh (đặc biệt là thần kinh giao cảm, điều tiết việc ra mồ hôi) chưa hoàn thiện. Trong cơ thể có 2 hệ thần kinh thực vật có tác dụng đối lập với nhau là hệ thần kinh giao cảm (tăng tiết mồ hôi) và phó giao cảm (giảm tiết mồ hôi). Một số bé không bị còi xương, thiếu calci hay mắc bệnh gì nhưng do hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn nên thường đổ nhiều mồ hôi, nhất là ở đầu và tay. Hiện tượng này có thể biến mất khi bé lớn lên, do khi đó hai hệ thần kinh đã phát triển hoàn thiện và điều tiết cân bằng trong cơ thể.
Làm gì khi trẻ bị mồ hôi trộm
Bé đổ nhiều mồ hôi còn do quá trình trao đổi chất xảy ra nhanh nên nhiệt và mồ hôi ở bé cũng sinh ra nhiều hơn ở người lớn. Ngoài ra, bé có thể bị ra mồ hôi nhiều do cha mẹ đắp chăn quá dày so với nhiệt độ trong phòng, phòng ngủ của bé ngột ngạt… Khi ấy, cha mẹ chỉ cần cải thiện môi trường ngủ của bé là khắc phục được chứng ra mồ hôi.
Nguyên nhân khác khiến nhiều phụ huynh lo lắng là bé bị ra mồ hôi nhiều do thiếu calci. Khi thấy bé bị ra mồ hôi nhiều, cha mẹ có thể đưa con đi khám. Không được tùy tiện bổ sung calci cho con mà chưa có đơn của bác sỹ vì calci hay bất kỳ loại thuốc nào cũng không được dùng bừa bãi. Việc bổ sung vitamin D cho con cũng không nên sử dụng khi chưa có tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Theo các nghiên cứu, bé bị thừa calci có thể gây táo bón, tăng calci trong máu, vôi hóa thận; Dùng quá liều vitamin D có thể khiến bé bị co giật.
Khi con ra nhiều mồ hôi, cha mẹ nên dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô cho bé. Nếu không được lau khô, khi mồ hôi ra nhiều, thấm ngược vào người sẽ dễ làm bé bị lạnh, bị ốm, ho...
Ngoài ra, để giảm tình trạng ra nhiều mồ hôi ở trẻ, cha mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị tăng tiết mồ hôi. Các sản phẩm này có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại sẽ là lựa chọn đúng của những người bị mồ hôi nhiều. Một số loại thảo dược như Sơn thù du, Hoàng Kỳ, Thiên môn đông… giúp làm săn chắc bề mặt da, điều hòa thân nhiệt, giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi của cơ thể. Đặc biệt, hiện nay một số chế phẩm có sự kết hợp của Magne clorua làm giảm sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, do đó, có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, chân, nách, trán, ngực, lưng… của trẻ một cách hiệu quả.
Gia Hân H+
Bình luận của bạn