Sách ngôn tình tràn ngập
“Sách ngôn tình kích thích bản năng, thỏa mãn tâm sinh lý như… ma túy”?
Báo Mỹ đưa tin Việt Nam ngừng xuất bản dòng sách ngôn tình
“Không có đề kháng, giới trẻ sẽ dễ bị nghiện sách ngôn tình”
Văn hóa đọc có thật sự “xuống cấp”?
“Cấm” là… vô nghĩa
Một loạt sách ngôn tình có nội dung “cổ súy hiếp dâm”, “truyện sex trá hình”, “đồng tính nam”, “dung tục”… vừa bị đình bản. Không phải đến khi một loạt sách ngôn tình bị đình bản, người ta mới nhìn thấy sự “độc hại” của nó. Nhưng để tìm ra một giải pháp “cai nghiện” cho những “con nghiện ngôn tình” lại không phải là chuyện đơn giản.
Trước những loạt sách ngôn tình bị đình bản, một nhà văn đã chia sẻ: “Có rất nhiều thứ cấm chỉ để tạo ra sự yên tâm bên ngoài, hoặc chứng tỏ mình đang vào cuộc, trong khi chính việc cấm đó lại có tác dụng ngược. Nói thẳng ra là, với những gì bọn trẻ đang có trong tay, việc cấm loại sách nào đó là hoàn toàn không khả thi”. Theo nhà văn “Thay vì cấm, chúng ta hãy thảo luận với lớp trẻ để tìm xem thực sự họ thấy điều gì trong những cuốn sách ấy khiến họ đắm đuối? Biết họ thích gì, vì sao lại như vậy mới mong tìm ra cách để hướng dẫn họ, nếu sự hướng dẫn ấy là ích dụng”.
Cách cấm đoán xuất bản một vài cuốn ngôn tình “dung tục” không khiến cho sự “độc hại”, “nhảm nhí” của dòng sách ngôn tình giảm đi. Thậm chí, chỉ càng khiến những người “nghiện ngôn tình” tìm đến nhiều hơn.
“Hãy để họ tự trải nghiệm và tự lớn lên?”
Chia sẻ về hiện tượng đông đảo độc giả trẻ “lao vào” đọc sách ngôn tình và những thông tin giải trí “nhảm nhí” trên các mạng xã hội, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ từng nói, “Để phân tích cặn kẽ cho tất cả những vấn đề đặt ra, sẽ rất khó. Việc tại sao 9X bây giờ đọc sách ngôn tình, đọc văn học mạng? Mỗi người có một sở thích riêng. Mỗi người có “gu” đọc riêng. Không giải thích được. Và, không thể mang sở thích của mình ra để áp đặt cho người khác. Nói rộng ra ngoài chuyện đọc, thì ai cũng chỉ có thể lớn lên bằng chính những thành công hay sự vấp ngã của chính mình”.
Theo nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, dẫu nhìn thấy những vấn đề “độc hại” trong dòng sách ngôn tình - nhưng cũng không thể “ép buộc”, hay “định hướng” cho các độc giả trẻ hãy đọc những cuốn sách A, cuốn sách B, vì những cuốn ấy rất hay và bổ ích. Không thể mang sở thích của thế hệ trước để áp đặt vào thế hệ trẻ. Nhất và chuyện đọc!
Đặt ra một giải pháp khác cho việc “cai nghiện ngôn tình”, nhà văn Trần Thị Trường cho rằng: “Như đã nói sách kinh điển, hay sách thánh hiền, ai cũng ít nhất một lần nghe thấy, đó là sách hay sách cần cho con người trong bước đường trưởng thành nhân cách. Tuy nhiên, thời đại thay đổi thì ngôn ngữ thể hiện thay đổi cho nên người hiện đại phải rất có ý chí mới đọc được thứ ngôn ngữ không phải của thời đại mình. Đây là mối quan tâm lớn lao của những người sáng tạo. Làm thế nào thể hiến được những vấn đề rốt ráo của đời sống mà những cuốn sách kinh điển đã đặt ra bằng một ngôn ngữ mới? Nghệ thuật thứ 7 xuất hiện. Rất nhiều bộ phim hay (có giá trị, thu hút sự quan tâm, đọng lại trong trí óc con người) đã “nói”, có khi gấp đôi tác phẩm văn học gốc, tác động vào tiến trình phát triển văn hóa xã hội”.
Đưa điện ảnh ra như một giải pháp cho dòng sách kinh điển để có thể thu hút và “đọng lại trong tâm trí” độc giả trẻ, nhưng nhà văn Trần Thị Trường vẫn phải thừa nhận: “Tuy nhiên, những bộ phim thuộc hàng kinh điển (được xây dựng từ tác phẩm văn học hoặc từ kịch bản mới) dù có xuất sắc đến đâu vẫn không thể thay thế được văn học. Mỗi loại hình nghệ thuật (hội họa, kiến trúc, âm nhạc, văn học…) đều có giá trị riêng. Vì thế, tìm ngôn ngữ mới cho văn học, khả dĩ chuyển tải được những vấn đề rốt ráo của nhân loại, hấp dẫn được người đọc hiện nay ( và trong tương lai nó lại trở thành những cuốn sách kinh điển mới) là vấn đề “đau đầu” của mỗi nhà văn đương đại”.
Việc để dòng sách ngôn tình Trung Quốc ngập tràn thị trường, lôi kéo độc giả trẻ trong những “cơn nghiện ngôn tình” còn đặt ra vấn đề về trách nhiệm của các nhà văn đương đại. Tại sao không thể có được những cuốn sách “made in Vietnam” có thể “đánh bật” mọi cuốn sách ngôn tình Trung Quốc ra khỏi thị trường?
Nhà văn Trần Thị Trường hy vọng, xã hội và cả văn hóa đọc của giới trẻ đang trải qua những “cơn đau” lớn.
Và, “kinh nghiệm cho thấy, các cơn đau lớn có thể sản sinh ra tác phẩm lớn”.
Liệu, chúng ta có thể hy vọng?
Bình luận của bạn