Chị em mất ăn mất ngủ vì lo băng vệ sinh Diana giả gây vô sinh

Làm thế nào để phân biệt băng vệ sinh thật - giả?

Băng vệ sinh giả gây vô sinh: Cư dân mạng phẫn nộ với "Trái Tim Đồng Đen"

Thiếu nữ suýt chết vì băng vệ sinh

Nguy cơ nhiễm độc do dùng băng vệ sinh siêu thấm?

Dùng băng vệ sinh không đúng cách dễ dẫn đến vô sinh

Thực tế, không thể thống kê con số cụ thể là có bao nhiêu sản phẩm băng vệ sinh giả, nhái trên thị trường và người làm hàng giả ngày càng có nhiều chiêu trò, thủ đoạn biến đen thành trắng khiến ngay cả nhà sản xuất chính hãng còn không kịp trở tay. Do đó, để bảo vệ bản thân, các chị em cần phải là người tiêu dùng thông thái, có thói quen quan sát kỹ bao bì, tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi mua.

Một số đặc điểm phân biệt sau sẽ giúp chị em nhận biết được sản phẩm thật - giả:

Thông tin chung: Băng vệ sinh chính hãng luôn có sự chuẩn hóa về chất lượng và giá cả. Hướng dẫn sử dụng cũng được thể hiện rất rõ, dễ hiểu gay trên bao bì.

(Ảnh: Internet)

Bao bì: Hàng giả thường có màu sắc lòe loẹt, logo và chữ dễ nhoè chứ không được sắc nét và gọn gàng như hàng thật.

(Ảnh: Internet)

Vỏ bọc từng miếng băng vệ sinh: Vỏ hàng thật có màu hồng đậm, in rõ logo thương hiệu, viền dập thẳng hàng, keo dán mượt và không bị rúm ró. Còn vỏ hàng giả có màu nhạt, không in logo, viền dập méo mó, miếng keo dán xô lệch.

(Ảnh: Internet)

Khuôn miếng băng vệ sinh: Miếng băng vệ sinh thật được cắt tinh xảo, đầu hình oval, còn miếng giả có đầu tròn dẹt, hơi vuông. 

Bề mặt băng vệ sinh giả thường xuất hiện những đốm màu bát thường (Ảnh: Facebook T. Hiền)

Bề mặt băng vệ sinh: Nếu trên mặt băng vệ sinh xuất hiện những hạt li ti thì bạn cần dừng sử dụng sản phẩm ngay. Những hạt này là báo hiệu cho khả năng thấm hút kém cùng chất liệu bị pha trộn nhựa hay phụ gia dễ làm da dị ứng. Băng vệ sinh giả có bề mặt thô cứng chứ không mịn màng như hàng thật.

(Ảnh: Internet)

Ruột băng vệ sinh: Hầu hết hàng giả, ruột trong đều bằng giấy hoặc bông tạp thô ráp, ngả vàng chứ không phải bằng bông mịn, trắng, vô trùng như hàng thật.

Mùi sản phẩm: Băng vệ sinh giả thường có mùi khét từ nhựa tổng hợp, mùi thơm hoá chất nồng nặc chứ không dịu nhẹ như hàng thật.

Độ thấm hút: Hãy dùng nước đổ lên bề mặt của băng vệ sinh, nếu thấy thấm hút tốt, bề mặt băng khô thì sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, nếu thấy nước tràn, không thấm thì đó là băng vệ sinh giả.

Băng vệ sinh giả thường được sản xuất từ những chất liệu không đạt tiêu chuẩn, không thấm hút tốt và kém khô thoáng, khiến vùng kín thường xuyên ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Biểu hiện ban đầu là ngứa, rát, vùng kín có mùi khó chịu,… sau đó sẽ nổi hột, loét và nhiễm trùng vùng kín. Sản phẩm này cũng không đảm bảo điều kiện vô trùng và vệ sinh, do đó chúng dễ bị nhiễm khuẩn và gây nhiễm trùng vào sâu âm đạo, tử cung, tăng nguy cơ tắc nghẽn vòi trứng và vô sinh. Theo WHO, mỗi năm, thế giới có hơn 470.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung do sử dụng băng vệ sinh giả, kém chất lượng. 

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng