Ong đốt có thể dẫn đến tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời
Thoát chết sau khi bị 1.000 con ong chích
Cứu sống người đàn ông bị ong đốt hơn 300 mũi
Bé gái nguy kịch do bị gần 90 vết ong đốt
7 ngày lọc máu cứu em bé bị ong đốt hơn trăm mũi
Nghỉ hè, nghịch chơi, trẻ bị ong đốt gây suy gan, suy thận
Theo ông Lê Thanh Liêm - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, nạn nhân là ông Nguyễn Văn Đ. (79 tuổi, ngụ ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây, Đức Hòa, Long An), bị ong đốt vào chiều 26/2. Ngoài ra, một nạn nhân khác cũng bị đàn ong này tấn công phải chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước tình trạng đó, ông Liêm khuyến cáo nếu bị ong đốt người dân không được chủ quan, cần sơ cứu kịp thời nhằm tránh dẫn đến tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra.
Phần lớn loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà độc tính ít hay nhiều. Ngoài những loài cực độc như ong vò vẽ, ong đất, có loài ong tuy ít độc nhưng vẫn có thể gây ra sốc phản vệ cho người bị ong đốt dẫn đến tử vong tùy thuộc cơ địa mỗi người.
Khi bị sốc phản vệ, nạn nhân có thể bị khó thở, lên cơn suyễn, toàn thân đau rát, nhiễm trùng và có thể suy thận. Do đó khi bị ong đốt không nên chủ quan mà phải có ngay các biện pháp sơ cứu kịp thời.
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
Sau khi đã thoát khỏi sự tấn công của đàn ông, kiểm tra vùng da bị ong đốt xem còn kim chích của ong hay không, nếu có phải nhổ kim chích ra ngay. Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
Bên cạnh đó, nếu tình huống quá cấp bách, có thể dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc.
Để đề phòng bị ong tấn công, tuyệt đối tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong. Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà vì ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà.
Khi có ong xuất hiện, cần đứng yên, không chạy. Khi đi vào rừng, đi dã ngoại, không nên mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không nên đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín khi cần có việc ra ngoài đồng, vườn hoặc rừng để tránh côn trùng đốt, nhất là ong.
Bình luận của bạn