Cách trị bệnh dày sừng tiết bã thế nào?

Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư

"Binh pháp" dựa vào tự nhiên để khắc chế da sần sùi, khô ráp

Da sần sùi, khô ráp: Có thể bạn đang mắc dày sừng nang lông

Khô da, dày sừng do đái tháo đường khó chẩn đoán

Quảng Ngãi: Viêm da dày sừng tái phát

BS Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Dày sừng tiết bã có tên khoa học là Seborrheic keratosis, verrues seborrhea. Bệnh lý này là sự tăng sinh da bất thường không phải do ung thư. Theo Hiệp hội Bác sỹ Da liễu Anh Quốc, bệnh dày sừng tiết bã thường gặp ở độ tuổi trung niên, có khoảng 30% dân số sẽ bị ảnh hưởng ở tuổi 40 và 75% ở tuổi 70.

Kích thước của các nốt dày sừng thường khác nhau. Chúng có thể xuất hiện từ vài mm đến vài cm. Những người có độ tuổi càng lớn thì các nốt hình thành trên cơ thể càng nhiều, sẫm màu và có kích thước to hơn.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh dày sừng tiết bã hiện chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, virus gây u nhú ở người…

Thông thường những nốt dày sừng này xuất hiện trên vùng ngực, lưng, vai và mặt. Chứng dày sừng tiết bã không khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng do sự hình thành của những mảng sáp sậm màu trên da. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy vướng víu khi mặc quần áo. Khi giảm ngứa bằng cách gãi lên các nốt, người bệnh có thể làm nốt đó vỡ ra, dẫn đến chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Trong quá trình khám, chữa bệnh dày sừng tiết bã, tôi đã từng phẫu thuật loại bỏ những nốt này bằng cách sử dụng thuốc gây tê cục bộ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây loại hình tiểu phẫu này đã bị cấm trong thực tế nói chung.

Hiện nay, có phương pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng hay còn gọi là phẫu thuật lạnh, là phương pháp dùng bình xịt nitơ hay dùng tăm bông chấm nitơ lỏng lên vết dày sừng tiết bã để đóng băng sự phát triển của chúng.

Ngoài ra, AproDerm - một chất làm mềm mà bác sỹ của bạn đã kê đơn sẽ giúp làm dịu cơn ngứa hiệu quả.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng và tình trạng hiện tại của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ của mình để được tư vấn cụ thể.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Lê Tuyết H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị