Hình ảnh Viên nang cứng Yuan Bone giả và công dụng của sản phẩm - Ảnh: Cục Quản lý Dược.
Cục Quản lý Dược cảnh báo thuốc giả Cefuroxim 500mg
Phát hiện 3 lô thuốc giả mạo nhà sản xuất Dược phẩm TW 3
Truy tìm nguồn gốc loạt thuốc giả xuất hiện trên thị trường
Thu hồi thực phẩm chức năng chứa tân dược
Trước đó, Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương đã lấy mẫu sản phẩm viên nang cứng Yuan Bone (không có số đăng ký, số lô; Ngày sản xuất: 01/09/2024, hạn dùng: 01/09/2029; địa chỉ nơi sản xuất không có. Cơ sở phân phối: Yuan Don medical SDN. BHD. Địa chỉ: 66 Jalan Inderapura, 50450, Kuala Lampur, Selangor D.E., Malaysia) tại Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Thiên Phúc Đường và phát hiện mẫu này không đạt yêu cầu chất lượng do chứa tân dược Paracetamol và Diclofenac natri không có trong thành phần công thức ghi trên nhãn sản phẩm.
Sau khi nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương, Cục Quản lý Dược đã tiến hành tra cứu trên dịch vụ công thì phát hiện chưa cấp giấy đăng ký lưu hành (GĐKLH) cho sản phẩm có tên như trên và/hoặc cơ sở sản xuất có tên Yuanyan (TW) Pharmaceutical. Co.Ltd chưa có thuốc được cấp GĐKLH tại Việt Nam.
Để đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn và sức khoẻ cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định (nếu có), báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan ngay khi có kết quả.
Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc khác, Cục Quản lý Dược đề nghị thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, xác minh nguồn gốc hóa đơn chứng từ mua bán sản phẩm trên, kịp thời phát hiện việc sản xuất, buôn bán và sử dụng sản phẩm vi phạm nêu trên; đồng thời báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân về sản phẩm vi phạm nêu trên và chỉ mua, bán thuốc tại các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp; không mua, bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan tại địa phương.
Ngoài ra, Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại Công văn số 7173/BYT-QLD của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc, đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bình luận của bạn