Cặp đôi đạp xe 15.000km từ Phần Lan tới Singapore

Valtteri Heinila (phải) và Alvari Poikola

Infographic: 4 loại trà nên uống trước khi tập thể dục

CDC cảnh báo về loại bệnh nấm chết người lây lan nhanh ở Mỹ

Infographic: 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh thủy đậu

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò báo chí trong truyền thông chính sách

Câu chuyện được 2 người bạn Valtteri Heinila và Alvari Poikola chia sẻ trên CNBC.

26 tuổi, Valtteri Heinila đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp cảm thấy bản thân cần được nghỉ ngơi. Thế nên, anh cùng người bạn Alvari Poikola quyết định sẽ có một kỳ nghỉ không bình thường.

Hai người đã quyết định đi xe đạp từ Phần Lan tới Singapore và hai người đã thực sự làm được sau khi vượt qua 15.400km (9.600 dặm), xuyên qua 21 quốc gia trong 8 tháng. 

Heinila cho biết hai anh chọn Singapore làm mục tiêu vì đó là điểm xa nhất mà họ có thể đạp xe tới và cho dù họ đã đạp xe khá nhiều nhưng có một số chặng đường, họ phải sử dụng phương tiện khác như máy bay chẳng hạn.

Empty

Valtteri Heinila và Alvari Poikola ở Cố đô Huế (Việt Nam)

Cặp đôi cho biết, việc đạp xe đường dài giúp hai anh thoát khỏi sự ồn ào của xã hội, hiểu bản thân mình hơn và hiểu rõ về những giới hạn của bản thân sau 10 giờ trên yên xe đạp mỗi ngày.

Cả hai chia sẻ, họ đều không có kinh nghiệm đạp xe đường dài trước chuyến đi, nhưng mỗi ngày trôi qua hai anh lại tích lũy thêm cho mình một chút kinh nghiệm.

Empty

Heinila và Poikola trên đỉnh Mardi Himal ở Nepal.

"Chặng đường xuyên suốt Đông Âu là một chặng đường bằng phẳng và chặng đường đó đã thực sự giúp chúng tôi tích lũy kinh nghiệm trước khi tới với vùng núi Georiga và Tajikistan." Heinila cho biết. Suốt chặng đường đầu tiên này, hai người đã hiểu phần nào về giới hạn thể chất của bản thân, đồng thời cùng tăng cường thể chất.

Hai người đã đạp xe qua các quốc gia Trung Á như Kyrgyzstan và Kazakhstan trước khi đến Đông Nam Á, đi qua các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan, "Đó là cơ hội cho chúng tôi hiểu thêm về thế giới." Heinila cho biết.

Hai người thường tự nấu cháo vào buổi sáng, sau vài giờ đạp xe thì dừng ở bóng râm để nấu bữa trưa. Ngân sách mỗi ngày của họ là 20 USD nhưng cũng không phải không có các vấn đề phát sinh trên suốt chặng đường. "Có một lần, cả hai chúng tôi đều hết gas và chúng tôi đã ăn trứng sống sau khi mua ở một cửa hàng." Heinila nói. Bản thân Heinila cũng là người đảm bảo các nhu cầu cơ bản cho cả hai như mua thức ăn, nước uống, giấy vệ sinh và tìm nơi để dựng lều qua đêm.

Empty

Heinila ở Kyrgyzstan, dọc biên giới với Tajikistan.

“Bạn không có thời gian để nghĩ về những điều vô nghĩa như quá khứ hay tương lai. Bạn đang tập trung vào sự sống còn và tôi nghĩ đó là cảm giác tuyệt vời nhất từ ​​trước đến nay,” anh nói.

Vào thời điểm Heinila đã đi được 10.000km, anh ấy đã có 37 lần phải vá lốp. Bản thân anh đã chia sẻ điều này trên tài khoản Instagram mình. Ngoài vá lốp xe, Heinila còn học được cách sửa chữa và cải tạo lại chiếc xe đạp của mình để chúng có thể chở nhiều đồ hơn.

Empty

"Nếu muốn, bạn có thể học được." Heinila chia sẻ hình ảnh chữa xe đạp trên Instagram

Hai người cũng cho biết, chuyến đi của họ cũng đã trải qua những chặng đường "nguy hiểm" khi cả hai hết nước khi đi qua Tajikistan. Cả hai đã phải đạp xe hơn 20km để lấy nước từ một chiếc xe tải chạy ngang qua, trong khi phải chiến đấu với cơn chóng mặt và tiêu chảy kéo dài nhiều ngày. Heinila nói: “Cơ thể của bạn chuyển sang chế độ sinh tồn và bạn chỉ cần đương đầu với những thử thách."

Bất chấp những thách thức, Heinila cho biết cả hai không hề có ý định bỏ cuộc “một giây phút nào”. Bởi những gì họ trải qua trong khoảng thời gian này đáng giá hơn tất cả những gì họ đã có từ nhiều năm trước. Heinila nói thêm rằng, lúc hai người đạp xe qua các thung lũng, vùng núi của Tajikistan và tới thăm các di sản văn hóa “đáng chú ý” của Tajikistan là điều đáng nhớ nhất đối với họ.

Heinila cho biết anh cũng bị ấn tượng bởi lòng hiếu khách của người dân Tajikistan. “Họ cho chúng tôi ăn, chăm sóc chúng tôi như con ruột của họ. Mọi người đối xử với nhau như người thân trong gia đình.”

Empty

Heinila và Poikola trước Vịnh Marina ở Singapore.

Sau 8 tháng lang thang, Heinila và Poikola làm khi đến Singapore. Điều đầu tiên hai người làm tới thăm Đại sứ quán Phần Lan ở nơi đây và có một lễ kỷ niệm nhỏ với những người Phần Lan khác. Tối hôm đó, hai người đã kể lại hành trình của mình cho những người đồng hương.

Heinila cho biết khi bắt đầu cuộc hành trình, anh ấy đã lo sợ về những hậu quả mà nó sẽ gây ra trên con đường sự nghiệp của mình. “Nhưng bây giờ tôi cảm thấy như mình có thể làm được bất cứ công việc gì mình muốn. Tôi thực sự có niềm tin.” Tuy nhiên, để có thể trở lại công việc bàn giấy sau khi “nếm trải tự do quá lâu” sẽ cần phải sự điều chỉnh chính mình. Nhưng Heinila cho rằng, “Đó là một cuộc đấu tranh để giữ được cảm giác tự do, đồng thời đóng góp cho xã hội theo cách có ý nghĩa nhất mà tôi có thể."

Empty

Dựng lều ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện giờ, Heinila đã có thêm ý tưởng cho nhiều cuộc phiêu lưu hơn trong tương lai.

"Điều quan trọng là mọi người phải chấp nhận thay đổi và bạn có cả thế giới ngoài kia.”

PV (lược dịch)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa