Ảnh: Asianewsphoto |
Bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh, một bệnh viện hàng đầu ở Trung Quốc, đã đưa ra những kết quả tích cực trong việc sử dụng các bộ phận cấy ghép sản xuất bởi một máy in 3D trong một thử nghiệm lâm sàng mới đây.
"Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên các bộ phận cấy ghép in bằng công nghệ 3D vào cuối năm ngoái. Đến nay, chúng tôi đã sử dụng hàng chục cấy ghép như vậy với hơn 50 bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân hồi phục rất tốt. Không ai có bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn hoặc phản ứng bất lợi", Liu Zhongjun, giám đốc Khoa chỉnh hình nói.
Quá trình in 3D, hay còn gọi là in ấn phụ gia áp dụng liên tiếp các lớp vật liệu trong hình dạng khác nhau để làm thành một vật ba chiều rắn từ mô hình kỹ thuật số. Tuy nhiên, hình dạng của các sản phẩm 3D thay đổi khá nhiều so với mô hình trước đó.
Trong việc cấy ghép, vật liệu được sử dụng là titanium, một kim loại đặc biệt dùng để cấy ghép chỉnh hình trong nhiều thập kỷ.
Cấy ghép chỉnh hình thực hiện bằng việc đưa các thiết bị nhân tạo vào khớp và xương để khôi phục lại các chức năng hoạt động, chẳng hạn như cấy ghép xương sống giúp cố định cột sống, hoặc thay thế xương hông.
Các sản phẩm cấy ghép 3D được sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhân bị tổn thương do
chấn thương hoặc bệnh liên quan tới xương khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp, bệnh đau và cứng
khớp.
Bình luận của bạn