Vụ bệnh nhân tử vong sau tiêm: Chẩn đoán do sốc phản vệ không hồi phục

Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân

Làm thế nào để tránh trẻ bị sốc phản vệ sau tiêm phòng?

Sốc phản vệ: Nỗi khiếp sợ của bệnh nhân và bác sỹ!

Cứu trẻ sốc phản vệ sau tiêm vaccine Quinvaxem

Nỗi ám ảnh mang tên sốc phản vệ

Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân gửi Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, vào khoảng 23h50 ngày 8/3, bệnh nhân đang truyền dịch lên cơn đau vùng thượng vị, bác sỹ khám vào cho xử lý thuốc Atropin+Dmedron. Đến 23h55, bệnh nhân biểu hiện lên cơn co giật, tím tái nhẹ, gọi hỏi không nói, mạch, huyết áp bằng không, ngừng thở, tim khó nghe.

Chẩn đoán ngừng tuần hoàn nghỉ do sốc phản vệ. Bệnh nhân được chuyển khoa cấp cứu có biên bản hội chẩn của ban trực với chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp do sốc phản vệ, tiên lượng tử vong và đã thực hiện xử trí tích cực theo phác đồ ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp, đặt nội khí quản, bóp oxy, sốc điện, ép tim ngoài lồng ngực, dùng thuốc theo phác đồ.

Thời gian cấp cứu tích cực đến 0h56 nhưng không có kết quả, bệnh nhân tử vong. Theo chẩn đoán của các bác sỹ, bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ không hồi phục.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hữu Uyển - Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Thanh Hóa cho biết: “Sau khi bệnh nhân tử vong, gia đình có đề xuất làm rõ nguyên nhân. Loại thuốc và dịch truyền vẫn dùng điều trị cho bệnh nhân là thông thường, có trong danh mục và tủ thuốc của bệnh viện chứ không phải thuốc ngoài luồng. Hiện cơ quan công an đã niêm phong hồ sơ bệnh án, thuốc và xi lanh để điều tra và sẽ có kết luận chính thức. Về phía bệnh viện, sau khi bệnh nhân vào viện được các bác sỹ đón tiếp và điều trị chu đáo”.

Trước đó, như báo chí đã thông tin, vào tối ngày mùng 8, rạng sáng ngày 9/3, bệnh nhân Lương Thị Hương (SN 1974, ở thôn Minh Ngọc, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đang điều trị tại bệnh viện đã tử vong sau khi truyền dịch.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin