Sốc phản vệ: Nỗi khiếp sợ của bệnh nhân và bác sỹ!

Nếu không được tiến hành cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong do sốc phản vệ sẽ rất cao

“Thủ phạm” gây sốc phản vệ ở phụ nữ

Nỗi ám ảnh mang tên sốc phản vệ

Tập huấn cấp cứu sốc phản vệ

Vì sao phụ nữ dễ bị sốc phản vệ hơn nam giới?

Sốc phản vệ là gì ?

Ở Việt Nam, chưa có thống kê về tỷ lệ sốc phản vệ, nhưng các ca sốc phản vệ do thuốc, do các tác nhân từ bên ngoài vẫn thường gặp ở các bệnh viện... Nhiều trường hợp đã tử vong.

Sốc phản vệ là tình trạng sốc có thể gây tử vong do suy hô hấp và tuần hoàn. Ở những người nhạy cảm, sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài phút, hoặc có thể là vài giờ sau khi tiếp xúc với chất (dị nguyên) mà bạn bị dị ứng. Một số người có thể xuất hiện sốc phản vệ không rõ căn nguyên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ.

Thuốc: Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; Uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da... đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

Thức ăn: Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: Cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia...

Nọc côn trùng: Khi bị các loại côn trùng như ong, rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân... và một số nguyên nhân khác nữa.

Triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ dễ xảy ra nhất ở những người mẫn cảm khi bị ong đốt, ăn phải thức ăn có chứa dị nguyên, hoặc dùng phải thuốc mà họ đã từng bị dị ứng. Sự xuất hiện của những dấu hiệu và triệu chứng sau trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng là dấu hiệu khá rõ ràng của phản vệ, cụ thể như: Co thắt đường hô hấp, gồm thở khò khè, sưng phù lưỡi và họng, khó thở; Sốc kèm theo tụt huyết áp; Mạch nhanh và yếu, choáng váng hoặc ngất; Mày đay và ngứa, bốc hỏa hoặc da xanh tái; Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, đau quặn bụng, không tự chủ vệ sinh; Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê, choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.

Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ tiếp xúc với chất cơ thể dị ứng

Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: Ngứa bàn  tay, chân, tê môi, lưỡi, khó  thở, nhịp tim nhanh, cảm  giác bồn chồn, hốt hoảng.

Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hoặc muộn hơn sau một vài giờ tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nhưng khi đã xảy ra thì diễn tiến sẽ rất nhanh trong vài và chuyển sang trạng thái nguy kịch. Vì vậy, phòng sốc phản vệ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với những người có cơ địa dị ứng.

Trước hết, nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy thông báo với bác sỹ về những tác nhân gây dị ứng trước đó, đặc biệt là khi được kê đơn thuốc mới. Hơn nữa, hãy luôn mang theo các loại thuốc chống sốc bên mình.

Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi... hãy nói ngay với bác sỹ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ. Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15 - 30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.

Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định; Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.

Khi thấy bệnh nhân bị phản ứng dị ứng với những dấu hiệu phản vệ, cần lập tức gọi cấp cứu. Kiểm tra tên những thuốc đặc hiệu mà bệnh nhân có thể mang theo để điều trị cơn dị ứng. Dùng thuốc theo hướng dẫn.

Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu, nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh. Nếu có nôn hay chảy máu từ miệng, lật người bệnh nằm nghiêng để đề phòng sặc. Nếu không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc vận động), bắt đầu hồi sức tim phổi.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động