Nỗi ám ảnh mang tên sốc phản vệ

Sốc phản vệ xử lý chậm có thể gây tử vong (Nguồn: phunuonline)

“Thủ phạm” gây sốc phản vệ ở phụ nữ

Vì sao phụ nữ dễ bị sốc phản vệ hơn nam giới?

Sốc phản vệ: Cấp cứu thế nào?

Tạm ngừng sử dụng các thuốc gây sốc phản vệ, co giật, khó thở…

Báo động tình trạng sốc phản vệ do thuốc

Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm nhất, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Sốc phản vệ có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuốc, thức ăn, nọc côn trùng, các yếu tố vật lý và hoá học…, trong đó thuốc là nhóm nguyên nhân rất thường gặp. 

Sốc phản vệ đòi hỏi phải ngay lập tức đến phòng cấp cứu và tiêm epinephrine. Nếu  sốc phản vệ không được điều trị ngay lập tức, có thể dẫn đến bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong. 

Cách đây gần 1 tuần, một bệnh nhân nữ ở Thanh Hóa đã bị sốc phản vệ do thuốc và tử vong ngay sau đó. Trước đó vào ngày 10/3, bệnh nhân Lại Thị Huệ (35 tuổi, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) vào Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh điều thị thoát vị đĩa đệm và viêm gan. Sau khi được tiêm mũi thuốc bổ gan, bệnh nhân tím tái, suy đa phủ tạng và tử vong. Lý giải về nguyên nhân chị Huệ tử vong, bác sỹ  sĩ Đỗ Công Toàn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh cho biết: "Theo kết luận ban đầu, bệnh nhân Huệ tử vong do sốc phản vệ, suy đa phủ tạng không hồi phục. Loại thuốc phản ứng là thuốc bổ hetopartat. Đây là thuốc bổ thuần túy, theo quy định không phải thử trước. Rất ít bệnh nhân sốc hetopartat".

Tất cả mọi loại thuốc từ thuốc kém chất lượng đến thuốc của các hãng dược đa quốc gia với tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ hay Châu Âu, từ thuốc dùng đường uống đến thuốc dùng đường tiêm tất cả đều có thể gây ra sốc phản vệ ở những cá thể nhạy cảm. Theo GS.TSKH Nguyễn Năng An - Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng Miễn dịch lâm sàng: "Sốc phản vệ thường gặp nhất là các loại kháng sinh (đặc biệt kháng sinh nhóm penicillin), các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê, vitamin C, các loại dịch truyền và chế phẩm máu… Ở một số nước, tỷ lệ sốc phản vệ hàng năm là 0,005%. Ở nước ta, tỷ lệ sốc phản vệ do thuốc là 0,85%".

Không can thiệp kịp thời dễ dấn đến tử vong

 Theo TS. BS Đỗ Quốc Huy – Phó Giám đốc Bệnh viện 115, cho biết: “Ở Anh mỗi năm chỉ có khoảng 20 trường hợp tử vong do sốc phản vệ. Ở Mỹ chỉ có 20/1 triệu trường hợp tử vong do sốc phản vệ. Ở Việt Nam, con số này thì ngược lại, bệnh nhân cứ bị sốc phản vệ là chết. Nguyên nhân là do nhân viên y tế phát hiện trễ, xử lý chậm”.

Sốc phản vệ 80% xảy ra sau một giờ (tiêm, truyền, bị côn trùng cắn…) và 90% xuất hiện các triệu chứng phát ban ở da, niêm mạc. BS Huy khuyến cáo: "Khi thấy bệnh nhân có một trong ba triệu chứng ban ở da, niêm mạc; Khó thở, khò khè, hạ huyết áp thì nghĩ ngay đến bệnh nhân bị sốc phản vệ và dùng thuốc chống sốc ngay. Chậm 10 giây thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhân tăng lên 10 lần".

 Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tuyến y tế nào cũng gặp sốc phản vệ, đặc biệt là sốc phản vệ do dùng thuốc và mặc dù có thuốc chống sốc trong tay nhưng nếu chưa hiểu biết đầy đủ, dùng không đúng lúc, đúng cách thì có thể làm cho sốc phản vệ chuyển nặng hơn, dễ tử vong".

Trước thực trạng sốc phản vệ có chiều hướng gia tăng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh: “Sốc phản vệ xảy ra rất nhanh, tính bằng phút bằng giây. Các cơ sở y tế phải tuân thủ phác đồ điều trị của Bộ Y tế, phải có sẵn hộp chống sốc phản vệ, kiểm tra thường xuyên, không để thuốc hư hỏng, đặc biệt là loại có chỉ định bắt buộc như epinephrine . Cần biết rõ triệu chứng sốc phản vệ để phát hiện sớm, xử lý kịp thời”.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn