Chế độ ăn GI thấp là gì?

Chế độ ăn GI thấp giúp phòng bệnh đái tháo đường, kiểm soát đường huyết

Vì sao bị đái tháo đường nên chọn chế độ ăn GI thấp?

Thực phẩm cũng cần được… đo đường huyết!

5 chế độ ăn uống đánh bại bệnh tật

Mức đường huyết: Yếu tố kiểm soát đái tháo đường

BS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Để bạn có thể hiểu rõ về chế độ GI thấp, tôi sẽ bắt đầu từ carbohydrates. Carbohydrates (gọi tắt là "carbs") là một trong những thành phần dinh dưỡng chính trong thực phẩm. Nguồn phổ biến của carbs bao gồm bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc, trái cây, sữa, rau củ và các loại đậu.

Lượng carbs chúng ta ăn mỗi ngày thường lớn hơn nhiều so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Carbs là chuỗi dài của một loại phân tử nhất định (giống như chuỗi ngọc trai với các viên ngọc trai giống hệt nhau). Khi vào ruột, carbs sẽ bị men tiêu hóa cắt ra thành từng khúc nhỏ gồm 1 - 2 phân tử (tương tự 1 - 2 viên ngọc trai), đây là đường có thể tiêu hóa và đi vào trong máu. Dòng máu sẽ mang đường đi đến các tế bào - nơi mà chúng được sử dụng làm năng lượng.

Các loại carbs được chuyển hóa thành đường một cách dễ dàng không có lợi bởi chúng có thể khiến đường huyết tăng cao lên nhanh chóng, các thực phẩm chứa carbs như vậy được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (high glycemic index foods). Nếu carbs chuyển hóa chậm, lượng đường trong máu sẽ tăng từ từ, các thực phẩm chứa carbs như vậy được gọi là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (low glycemic index foods).

Các thực phẩm có GI thấp bao gồm: Quả mọng, mận, bưởi, kiwi, rau diếp, ớt, súp lơ xanh, cải bắp… 

Chế độ ăn GI thấp có những ưu điểm sau:

 - Có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với cùng một lượng thực phẩm GI cao.

- Cung cấp năng lượng dài hạn cho cơ thể.

- Làm giảm nhu cầu insulin của cơ thể sau bữa ăn.

- Giúp người bệnh dễ chọn lựa thực phẩm (vì có nhiều loại thực phẩm GI thấp).

Chế độ ăn này đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao mắc căn bệnh này (có tiền sử gia đình chẳng hạn). Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, các thực phẩm GI thấp còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng lượng HDL cholesterol (cholesterol “tốt”) nên giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh tim mạch.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

TS.BS Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị