Mức đường huyết: Yếu tố kiểm soát đái tháo đường

Quy tắc bất di bất dịch với người bị đái tháo đường là luôn kiểm tra mức đường huyết để có biện pháp can thiệp và quản lý kịp thời

7 điều cần biết về biến chứng thần kinh đái tháo đường

Bạn biết gì về đái tháo đường type 2?

Đái tháo đường và các dấu hiệu nhận biết sớm

Thì là – thảo dược tuyệt vời giúp kiểm soát đái tháo đường

Khái quát về đái tháo đường

Khi ăn thức ăn có chứa carbohydrate, quá trình tiêu hóa sẽ chuyển hóa chúng thành đường được giải phóng vào trong máu, sau đó máu vận chuyển đường đến các tế bào. Tuyến tụy sẽ sản xuất ra hormone insulin để đáp ứng lượng đường vào tế bào.

Hiểu đơn giản, insulin như là một “cầu nối” cho phép đường đi từ máu sang các tế bào. Tế bào sử dụng đường để thực hiện các hoạt động trong cơ thể và lượng đường trong máu từ đó giảm đi.

Đái tháo đường xảy ra khi các tế bào sử dụng insulin, chức năng bài tiết insulin của tuyến tụy gặp phải vấn đề, hoặc là do cả hai.

Với bệnh đái tháo đường type 1, cơ thể ngừng hoàn toàn việc sản xuất insulin trong khi đái tháo đường type 2 thường là sự kết hợp của việc các tế bào không sử dụng insulin tốt (còn được gọi là đề kháng insulin) và tuyến tụy không sản xuất lượng insulin cần thiết mà tế bào đang cần.

Nhìn chung, vấn đề này khiến các tế bào trong cơ thể không nhận được hoặc không nhận đủ đường, từ đó làm cho nồng độ đường trong máu tăng cao.

Khi nào thì cần kiểm tra lượng đường huyết?

Mức đường huyết chính là chỉ số đường trong máu được đo bằng miligam mỗi deciliter (mg/dL). Khi mắc bệnh đái tháo đường hoặc trong giai đoạn tiền đái tháo đường, bệnh nhân cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên thông qua xét nghiệm đường huyết ở các cơ sở y tế và sử dụng thiết bị đo đường huyết điện tử cầm tay.

Mức đường huyết an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 là:

- Trước bữa ăn: 70 – 130.

- Hai giờ sau khi ăn: Dưới 180.

Tiêm insulin giúp bệnh nhân đái tháo đường quản lý đường huyết luôn ở mức an toàn

Các mốc thời gian cần kiểm tra:

- Sau khi nhịn ăn và/hoặc trước bữa ăn.

- Trước và sau bữa ăn, để xem sự dao động lượng đường trong máu qua việc tiêu thụ thực phẩm.

- Trước khi ăn để quyết định liều lượng tiêm insulin.

- Trước khi đi ngủ.

- Lúc thức dậy vào buổi sáng.

Lưu ý, cần ghi lại kết quả lượng đường trong máu trong một quyển sổ theo dõi để bác sỹ có thể xem lại nó và thực hiện thay đổi điều trị cho bạn nếu thấy cần thiết.

Làm thế nào để giữ được mức đường huyết ổn định?

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế thịt, tăng cường rau xanh, hoa quả ít đường. Nên ăn các món hấp luộc, tránh đồ nướng, chiên rán quá nhiều dầu mỡ.

- Tập thể dục: Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đái tháo đường dành ra ít nhất 30 phút hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, aerobic, bơi lội… giúp tế bào sử dụng insulin tốt hơn.

- Thuốc: Tuân thủ việc dùng thuốc đúng giờ, đúng thời điểm, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sỹ.

- Thực phẩm chức năng: Nên tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng chiết xuất thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết để quản lý đái tháo đường tốt hơn.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết