Chất lượng không khí thủ đô xấu đi trong ngày cuối tuần. (Ảnh minh họa: Ashim D’Silva trên Unsplash)
Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện "5K" để phòng tránh Covid-19
Dự báo thời tiết: Bắc Bộ chủ động ứng phó rét đậm, rét hại
5 thói quen tốt để bắt đầu ngày mới
Viêm amidan để lâu nguy hiểm như thế nào?
Nhờ khối không khí lạnh tăng cường, chỉ số không khí tại Hà Nội trong tuần cải thiện rõ rệt. Bản đồ chỉ số AQI có nhiều điểm xanh, chất lượng không khí của trạm quan trắc nội đô như Thành Công (Ba Đình), Trung Yên (Cầu Giấy) tiệm cận mức tốt.
Tuy nhiên, trời vẫn khô hanh và thiếu những cơn mưa, nên một số ngày chỉ số AQI vẫn ở mức kém. Trong đó, ngày 2-3/12 có chất lượng không khí ở mức trung bình kém. Các điểm quan trắc có mật độ giao thông lớn như Minh Khai, Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng có chỉ số không khí AQI màu da cam, tương ứng với chất lượng không khí ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.
Chỉ số không khí và nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội (ảnh chụp lúc 8h30 ngày 6/12)
Riêng sáng nay (6/12), chất lượng không khí tại Hà Nội trở nên xấu đi. Không có điểm quan trắc nào cho chỉ số AQI ở mức tốt, chỉ số bụi mịn tăng cao. Nguyên nhân có thể do thời tiết Hà Nội tiếp tục duy trì trạng thái khô hanh, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
Chi cục Bảo vệ môi trường khuyến cáo, với điều kiện chất lượng không khí ở mức trung bình kém, nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài. Để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống.
Người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố công khai của cơ quan Nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để cập nhật thông tin chất lượng không khí của Hà Nội, vui lòng tham khảo https://moitruongthudo.vn/thong-tin
Bình luận của bạn