Chìa khóa giúp trẻ tăng đề kháng, ít ốm vặt cho năm học mới

Ăn uống khoa học giúp trẻ khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt.

Vinamilk đạt doanh thu kỷ lục trong Quý II

Vinamilk và 1 triệu ly sữa cho trẻ em khó khăn giữa đại dịch

Vinamilk thực hiện chương trình hỗ trợ quà tặng nhằm san sẻ khó khăn trong mùa dịch

Tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc về lĩnh vực y tế và phòng chống COVID-19

Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, sức khỏe ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của trẻ. Trẻ bị thiếu hay thừa dinh dưỡng thường dễ ốm hơn các bạn bình thường. Trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì đều có sức đề kháng kém, dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy. Khi trẻ bị ốm, việc hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng càng kém hơn, hệ miễn dịch càng bị suy giảm hơn do nhiễm khuẩn và thiếu vi chất dinh dưỡng, dẫn đến sức khỏe sẽ lâu hồi phục hơn. Điều này tạo thành một vòng tròn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kết quả học tập.

"Năm học mới cũng là thời điểm giao mùa với những sự thay đổi thất thường về thời tiết. Đây là thời điểm có nhiều dịch bệnh đối với trẻ em, trẻ dễ bị ốm hơn các thời điểm khác trong năm. Nếu cơ thể trẻ không có sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh và bị ốm sẽ cao hơn. Bố mẹ nên chủ động tìm các giải pháp phù hợp để giúp trẻ cải thiện sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho bé", bác sĩ Nhung khuyến cáo.

Để có sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh, tăng trưởng chiều cao tốt bên cạnh việc vận động hàng ngày, trẻ cần có một chế độ ăn khoa học, lành mạnh “Ăn đúng và ăn đủ” theo tháp dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng cho các lứa tuổi. Chế độ ăn ngoài việc cung cấp đủ năng lượng, chất đạm còn cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng tham gia trong hệ thống miễn dịch như vitamin A, D, K, E, sắt, kẽm, selen, flavonoid và lợi khuẩn probiotic.

 

Đường ruột khỏe mạnh là chìa khoá cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Đường ruột khỏe mạnh giúp cho sự hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Chế độ ăn thừa đạm so với khuyến nghị, ít rau củ quả, ăn nhiều những thức ăn nhanh, thức ăn không lành mạnh như đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ, nước ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh… cũng ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Đường ruột khỏe mạnh khi có 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ này khó được cân bằng do nhiều thói quen ăn uống, sinh hoạt, môi trường, đồng thời lợi khuẩn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Khi trẻ ốm, sốt, dùng kháng sinh cũng sẽ bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Chế độ ăn cân đối, hợp lý sẽ làm cho hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng hơn. Ngoài ra, cần bổ sung lợi khuẩn probiotic hàng ngày cho trẻ thông qua các thực phẩm lên men. So với đậu tương lên men, kim chi, dưa muối thì sữa chua là thực phẩm phù hợp nhất cho trẻ em. “Cha mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn hàng ngày cho con bằng việc sử dụng sữa chua ăn, sữa chua men sống hàng ngày theo khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng Quốc gia", bác sĩ Nhung gợi ý.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội