Cha mẹ không được tự ý dùng lươn để hạ sốt cho trẻ
Bé bị sốt, có nên cho uống thuốc kháng sinh?
Dễ nhầm sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt siêu vi
Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào?
Giám sát chặt chẽ các trường hợp sốt phát ban nghi sởi
BS Nguyễn Quốc Thái – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn!
Hiện nay chưa có tài liệu y khoa nào chỉ ra việc lăn lươn sống có có tác dụng chữa sốt ở trẻ. Việc lươn chuyển sang màu đỏ và chết do hút hết chất độc trong ban hoàn toàn không có căn cứ, không có cơ sở khoa học. Tuyệt đối không áp dụng cách này vì có thể gây nguy hiểm và sợ hãi cho trẻ.
Lươn là loại sống dưới bùn, nhớt trên da lươn có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Da của trẻ còn yếu có thể bị kích ứng và nhiễm các loại ký sinh này. Ngoài ra, việc dùng lươn chữa sốt cho trẻ làm mất đi thời gian chữa bệnh cho trẻ. Chưa kể, khi bạn sử dụng cho con biện pháp chữa bệnh này có thể trẻ sẽ bị sốc, hoảng sợ, khóc ngất… Bởi vậy, bạn không nên áp dụng cho con.
Khi trẻ bị sốt phát ban, bạn nên tìm cách làm mát cho trẻ bằng việc cho uống các loại nước thanh nhiệt, giải độc, không nên dùng các cách chưa được kiểm chứng. Nguyên nhân gây sốt phan ban hầu hết do nhiễm virus, trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. Sốt phát ban có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy).
Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích trên da trẻ. Sốt phát ban sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Sốt phát ban không cần chữa trị, các vết ban sẽ tự biến mất. Nếu trẻ sốt cao, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol, 4 – 6 giờ một lần. Bên cạnh đó, kết hợp chườm mát cho trẻ để nhanh hạ sốt.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn