Mùa Đông Xuân là thời điểm các bệnh lây nhiễm dễ bùng phát thành dịch, nhất là bệnh sởi ở trẻ em
Tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ như thế nào?
Nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại
Mỹ: Khu du lịch Disneyland bùng phát dịch sởi
Bộ Y tế: Nguy cơ dịch sởi trở lại
Hơn 14 triệu trẻ được tiêm đủ vaccine Sởi - Rubella an toàn
Ngoài ra, cần phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi, kịp thời cấp cứu, điều trị, xử lý ổ dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi.
Ngoài ra, ngành y tế cần thực hiện tốt việc phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi; Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở về các biện pháp phòng chống dịch bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm vaccine phòng sởi, chú ý vào việc tiêm đúng lịch, đủ mũi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng để người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu việc tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng phải đảm bảo tất cả trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm ngay vaccine sởi. Đồng thời, tiếp tục tổ chức tốt chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ em 1 - 14 tuổi, đạt tỷ lệ trên 95% ở quy mô xã, phường.
Bình luận của bạn