Sỏi mật chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng đau do nhiễm khuẩn
Nghi sỏi mật khi xuất hiện "bộ ba": Đau, sốt, vàng da
Tán sỏi mật: Cần "bốn mặt giáp công"
Sỏi mật - có đáng lo ngại?
Nguy cơ sỏi mật sau sinh
BS. Đinh Thị Thanh: Sỏi bùn (bùn mật) là tiền thân của sỏi mật, bao gồm hỗn hợp cholesterol và muối calcium bilirubinat kết tủa từ các thành phần có trong dịch mật.
Các yếu tố thuận lợi để tạo sỏi bùn có thể do rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan, chế độ ăn giàu chất béo, do mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu…
Sỏi bùn thường không có triệu chứng rõ rệt, ở một số thời điểm người bệnh có thể thấy các dấu hiệu đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn nhưng thường không chú ý. Chỉ tới khi bùn mật gây viêm túi mật, đường mật cấp thì các triệu chứng cấp tính mới xuất hiện. Khi sỏi bùn phát triển gây triệu chứng hoặc biến chứng đau, viêm tái đi tái lại nhiều lần thì phải được tiến hành phẫu thuật.
Đối với trường hợp của anh, sỏi bùn chưa gây ra triệu chứng gì thì vấn đề phòng biến chứng và ngăn sỏi phát triển thành viên là điều quan trọng.
Hiện, anh đang sử dụng thuốc theo đơn bác sỹ, anh vẫn nên tiếp tục điều trị theo phác đồ đó. Đồng thời, anh có thể sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) hỗ trợ điều trị sỏi mật để giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị.
Các loại TPCN có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng bào mòn sỏi với nhiều cơ chế như: Tăng cường chức năng gan, tăng sự bài tiết dịch mật ở tế bào gan, tăng co bóp túi mật nên tạo điều kiện cho bùn mật được tống ra ngoài. Ngoài ra, một số sản phẩm còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng, phòng ngừa sỏi tái phát.
Bên cạnh đó, anh cần phải chú ý giữ chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế các thức ăn giàu cholesterol như mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật…; Tăng cường rau xanh, chất xơ; Định kì 6 tháng tẩy giun 1 lần... để phòng bệnh sỏi mật.
Chúc anh luôn khỏe!
Bình luận của bạn