- Chuyên đề:
- Phòng tránh virus Zika
Virus Zika có thể lây qua đường truyền máu
Đến lượt Tây Ninh bị Zika "tấn công"!
79 người ở TP.HCM nhiễm virus Zika
Bà bầu nhiễm virus Zika, nghi nhiễm Zika cần phải làm gì?
Các xét nghiệm cần thiết cho thai phụ nghi nhiễm Zika?
Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí: "Việc phòng ngừa lây truyền Zika qua đường máu trong truyền máu cần lưu ý hai khía cạnh chính, thứ nhất là trong tiếp nhận, lưu trữ máu và thứ hai là trong việc thực hành truyền máu cho người bệnh. Cụ thể, phòng ngừa lây truyền virus Zika trong hiến máu, cần khuyến cáo với người hiến máu, các đơn vị tổ chức hiến máu và tiếp nhận máu".
Virus Zika có thể lây truyền qua đường truyền máu
Phòng ngừa lây truyền virus Zika trong hiến máu:
- Trì hoãn hiến máu tạm thời tối thiểu 28 ngày đối với những người: Đã được chẩn đoán khẳng định nhiễm virus Zika; Tất cả những người ở trong vùng dịch (trong phạm vi thôn ấp/phường) và trong 28 ngày kể từ ngày thông báo hết dịch; Có xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng sốt nhẹ, phát ban trên da, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt; Các triệu chứng nghi ngờ Sốt xuất huyết Dengue với xét nghiệm Dengue âm tính; Có quan hệ tình dục không an toàn với người có chẩn đoán nhiễm virus Zika và/hoặc với người có xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu lâm sàng có liên quan.
Với những đơn vị máu tiếp nhận ở vùng gần có dịch thì cần xét nghiệm sàng lọc Zika
Phòng ngừa lây truyền virus Zika trong lưu trữ máu và chế phẩm máu:
- Đối với những đơn vị máu tiếp nhận ở vùng gần vùng có dịch, hoặc nghi ngờ có dịch thì chỉ được sử dụng sau khi đã lưu trữ từ 14 ngày trở lên.
- Lưu ý, trong vòng 14 sau khi hiến máu, nếu xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng có liên quan đến nhiễm virus Zika, người đã hiến máu cần thông báo nhanh cho các cơ sở tiếp nhận hiến máu.
Phòng ngừa lây nhiễm virus Zika đối với người nhận máu:
- Máu và chế phẩm máu lấy từ vùng hoàn toàn không có dịch. Nếu nguồn máu lấy từ vùng nghi ngờ thì chỉ dùng sau thời gian lưu trữ trên 14 ngày. Máu và chế phẩm máu đã được bất hoạt virus (chiếu xạ túi máu bằng tia UV giúp phá hủy đồng thời các loại virus có vỏ, virus không có vỏ, vi khuẩn, vi sinh vật, bất hoạt bạch cầu…).
- Máu của người hiến được xét nghiệm để sàng lọc virus Zika. Nếu có thể, người hiến máu nên được xét nghiệm tìm virus Zika bằng các xét nghiệm thích hợp. Để chẩn đoán Zika, bệnh nhân có thể áp dụng 2 phương pháp: Chẩn đoán huyết thanh và chẩn đoán phân tử. Trong đó, chẩn đoán huyết thanh chỉ phát hiện ra kháng nguyên kháng thể có thể dẫn tới sai số nên các bác sỹ đang hướng tới sàng lọc virus Zika bằng chẩn đoán phân tử.
Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí: "Chẩn đoán phân tử được coi là bước tiến trong kỹ thuật xét nghiệm máu bởi nó giúp phát hiện trực tiếp các kháng thể AND và ARN của virus thông qua nhân bản đoạn gen đặc hiệu của virus (dù khá thấp trong máu ngay từ lúc mới nhiễm), rút ngắn thời gian cửa sổ phát hiện virus lây nhiễm và cho kết quả có độ nhạy cao".
Bình luận của bạn