Tìm ra phương pháp sống được hàng trăm năm là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều thời gian và trí lực, tiến sĩ Kapahi tin rằng nghiên cứu này mở ra triển vọng tìm hiểu phương pháp chống lão hóa dựa trên các tương tác về gene.
Ông chia sẻ “trong những năm đầu, các nhà nghiên cứu về bệnh ung thư chỉ tập trung vào các đột biến trên gene đơn lẻ, nhưng rõ ràng là các đột biến khác nhau trên cùng một lớp tế bào đã làm bệnh tiến triển ngày càng nhanh. Và điều đó dường như xảy ra tương tự đối với vấn đề tuổi tác”.
Loài giun tròn C. Elegans là động vật đầu tiên có bộ gene hoặc mã gene phù hợp với việc được nghiên cứu về tuổi tác và vòng đời.
Trong nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Cell Reports cho biết, một loại protein của cơ thể có tên gọi là TOR (Target of Rapamycin) có tác động đến hoạt động của insulin và quá trình trao đổi dinh dưỡng.
Những đột biến đơn lẻ trong quá trình trao đổi TOR giúp kéo dài vòng đời của giun C. Elegans đến hơn 30% trong khi đột biến trong đường trao đổi chất dinh dưỡng có thể tăng gấp đôi vòng đời của chúng. Như vậy, nếu kết hợp hai loại đột biến với nhau dự đoán có thể kéo dài vòng đời của loài giun này đến hơn 130%.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rất khó để xác định gene đơn lẻ nào quyết định khả năng sống đến hàng trăm năm ở con người.
Tiến sĩ Kapahi cho rằng có thể do may mắn mà sự tương tác giữa các gene giúp kéo dài vòng đời và sống khỏe mạnh. Các nghiên cứu tương lai được mong đợi sẽ áp dụng trên loài chuột để quan sát liệu các hiệu ứng tương tự có xảy ra đối với động vật có vú hay không.
Bình luận của bạn