Tiến sỹ Sam Parnia, bác sỹ người Mỹ từng theo học tại London và hiện là Trưởng khoa Cấp cứu hồi
sực tại Bệnh viện Đại học Stony Brook (New York), tin tưởng rằng, các kỹ thuật y học hiện đại sẽ
giúp chúng ta có thể "cải tử hoàn sinh" cho một bệnh nhân đã ngừng thở tới 24 giờ đồng hồ trong 20
năm tới.
Theo vị bác sỹ này, nam tài tử điện ảnh Mỹ James Gandolfini - ngôi sao của bộ phim The Sopranos, vừa qua đời ở tuổi 51 tại Rome (Italia) hồi tháng trước - có thể đã sống sót nếu trải qua hàng loạt cơn đau tim ở New York.
"Tôi cho rằng nếu ngưng thở ở đây, James Gandolfini có thể vẫn còn sống. Chúng tôi sẽ làm lạnh ông ấy, bơm oxy vào các mô, ngăn cản chúng chết đi. Dù chết lâm sàng, bác sỹ tim mạch vẫn có thể chăm sóc cho ông ấy. Ông ấy sẽ được chụp X-quang huyết quản, phát hiện cục máu đông, loại bỏ nó, đặt thiết bị hỗ trợ sống và chúng tôi sẽ tái khởi động hoạt động của tim", ông Gandolfini nói.
Tác giả của cuốn sách mới về kỹ thuật hồi tỉnh, có tên "Loại bỏ cái chết", nhấn mạnh, y học có thể đảo ngược cái chết cho nhiều bệnh nhân, nếu họ ở đúng chỗ và nhận được sự chữa trị phù hợp.
Tiến sĩ Gandolfini khẳng định: "Tất nhiên, chúng ta không thể cứu sống mọi người và nhiều người mắc bệnh tim còn mang trong mình nhiều vấn đề sức khỏe lớn khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các công nghệ y học tân tiến nhất được đội ngũ y bác sỹ thành thạo nhất sử dụng để cứu người (điều rõ ràng đã không xảy ra trong thực tế), thì về nguyên tắc, những người chết không thể hồi sinh được là những người còn mắc một chứng bệnh ẩn giấu, vô phương cứu chữa khác.
Bệnh nhân đau tim và mất máu có thể cứu sống được. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cứu nhưng bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hay mắc các bệnh nhiễm trùng với nhiều mầm bệnh kháng thuốc, vì trong những trường hợp này, nếu chúng tôi khởi động được hoạt động của tim, nó lại tiếp tục ngưng đập hết lần này đến lần khác".
Tỷ lệ hồi tỉnh cho bệnh nhân bị tình trạng tim ngừng đập hiện nay ở các bệnh viện Mỹ trung bình là 18% và ở Anh là 16%. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại bệnh viện của ông Parnia lên tới 33% và đạt đỉnh là 38% vào hồi đầu năm nay.
Ông Parnia không tập trung vào kỹ thuật làm lạnh (đông lạnh cơ thể bệnh nhân ngay sau khi chết), mà ủng hộ việc hạ nhiệt, làm mát cơ thể để bảo quản các tế bào não tốt nhất trong khi vẫn duy trì mức oxy trong máu. Quá trình này sẽ tạo thời gian cho bác sỹ giải quyết các vấn đề tiềm ẩn và tái khởi động hoạt động của tim bệnh nhân.
Lời khuyên của chuyên gia này là, nếu ai đó bị đột quỵ vì đau tim, người xung quanh nên gọi cấp cứu, rồi nhanh chóng đặt các túi rau quả hoặc đá đông lạnh lên người họ cho tới khi xe cứu thương đến nhằm giúp bảo vệ bộ não.
Theo vị bác sỹ này, nam tài tử điện ảnh Mỹ James Gandolfini - ngôi sao của bộ phim The Sopranos, vừa qua đời ở tuổi 51 tại Rome (Italia) hồi tháng trước - có thể đã sống sót nếu trải qua hàng loạt cơn đau tim ở New York.
"Tôi cho rằng nếu ngưng thở ở đây, James Gandolfini có thể vẫn còn sống. Chúng tôi sẽ làm lạnh ông ấy, bơm oxy vào các mô, ngăn cản chúng chết đi. Dù chết lâm sàng, bác sỹ tim mạch vẫn có thể chăm sóc cho ông ấy. Ông ấy sẽ được chụp X-quang huyết quản, phát hiện cục máu đông, loại bỏ nó, đặt thiết bị hỗ trợ sống và chúng tôi sẽ tái khởi động hoạt động của tim", ông Gandolfini nói.
Tác giả của cuốn sách mới về kỹ thuật hồi tỉnh, có tên "Loại bỏ cái chết", nhấn mạnh, y học có thể đảo ngược cái chết cho nhiều bệnh nhân, nếu họ ở đúng chỗ và nhận được sự chữa trị phù hợp.
Tiến sĩ Gandolfini khẳng định: "Tất nhiên, chúng ta không thể cứu sống mọi người và nhiều người mắc bệnh tim còn mang trong mình nhiều vấn đề sức khỏe lớn khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các công nghệ y học tân tiến nhất được đội ngũ y bác sỹ thành thạo nhất sử dụng để cứu người (điều rõ ràng đã không xảy ra trong thực tế), thì về nguyên tắc, những người chết không thể hồi sinh được là những người còn mắc một chứng bệnh ẩn giấu, vô phương cứu chữa khác.
Bệnh nhân đau tim và mất máu có thể cứu sống được. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cứu nhưng bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hay mắc các bệnh nhiễm trùng với nhiều mầm bệnh kháng thuốc, vì trong những trường hợp này, nếu chúng tôi khởi động được hoạt động của tim, nó lại tiếp tục ngưng đập hết lần này đến lần khác".
Tỷ lệ hồi tỉnh cho bệnh nhân bị tình trạng tim ngừng đập hiện nay ở các bệnh viện Mỹ trung bình là 18% và ở Anh là 16%. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại bệnh viện của ông Parnia lên tới 33% và đạt đỉnh là 38% vào hồi đầu năm nay.
Ông Parnia không tập trung vào kỹ thuật làm lạnh (đông lạnh cơ thể bệnh nhân ngay sau khi chết), mà ủng hộ việc hạ nhiệt, làm mát cơ thể để bảo quản các tế bào não tốt nhất trong khi vẫn duy trì mức oxy trong máu. Quá trình này sẽ tạo thời gian cho bác sỹ giải quyết các vấn đề tiềm ẩn và tái khởi động hoạt động của tim bệnh nhân.
Lời khuyên của chuyên gia này là, nếu ai đó bị đột quỵ vì đau tim, người xung quanh nên gọi cấp cứu, rồi nhanh chóng đặt các túi rau quả hoặc đá đông lạnh lên người họ cho tới khi xe cứu thương đến nhằm giúp bảo vệ bộ não.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn