- Chuyên đề:
- Thực phẩm chức năng an toàn
Sữa ong chúa, collagen là những sản phẩm hay bị làm giả nhất (Ảnh: Hải Quan)
Pháp luật còn mù mờ khái niệm hàng giả
Hàng giả lộng hành do quản lý thị trường yếu kém
TPCN đứng đầu bảng hàng giả, hàng kém chất lượng bị tịch thu
Thứ trưởng Bộ Y tế: Hàng giả, hàng kém chất lượng lĩnh vực y tế đang tăng mạnh
Thời gian vừa qua, lực lượng cảnh sát kinh tế đã đấu tranh, triệt phá hàng loạt các chuyên án về sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng (TPCN), thuốc tân dược... lớn.
Theo Đại tá Giang Văn Chiến - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an, phần lớn các đối tượng buôn bán và làm giả TPCN thường đặt sản phẩm và nhãn mác giả từ Trung Quốc, sau đó nhập lậu vào nội địa qua các lối mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai... Trong quá trình vận chuyển từ biên giới về, các đối tượng xé lẻ sản phẩm đi riêng và nhãn mác giả đi riêng nên khi cơ quan chức năng phát hiện cũng rất khó xử lý.
Để che mắt các cơ quan chức năng, các đối tượng thường tập kết hàng về kho là các địa điểm hẻo lánh ít người qua lại, chú ý hay như nhà riêng tại các khu vực đông dân cư. Khi tìm được khách tiêu thụ, các đối tượng mới dán nhãn mác giả và hoàn thiện sản phẩm. Trong các vụ việc mà lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện, các đối tượng này còn tinh vi hơn khi sử dụng các loại tem chống hàng giả giống hệt sản phẩm chính hãng nhằm lừa dối người tiêu dung, thu lợi bất chính.
Sản phẩm mà các đối tượng thường làm giả là các loại thuốc biệt dược đắt tiền chữa các bệnh hiểm nghèo của các hàng nổi tiếng trong lĩnh vực dược phẩm như: Sanofi Aventis (EU), Tenamyd (Canada)... Các loại TPCN hay bị làm giả là các sản phẩm thương hiệu uy tín đang được quảng cáo nhiều, nhất là các sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ như sữa ong chúa, nhau thai cừu, viên uống làm đẹp da... nhập ngoại từ các nước có nền y, dược phẩm phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Úc...
Một số vụ điển hình:
Ngày 24/1/2015, Phòng CSKT - Công an TP. Hà Nội khám xét 5 kho hàng của Hoàng Thị Hồng Liên và đồng bọn tại chợ đầu mối Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) thu hơn 10 tấn PCN giả sản phẩm sữa ong chúa, nhau thai cừu, viên collagen... của các thương hiệu nổi tiếng. Liên khai hơn một năm qua đã nhập hàng từ Trung Quốc, sau đó đóng hộp, dán nhãn mác giả đem tiêu thụ với giá vài trăm đến vài triệu đồng/hộp.
Gần đây nhất, 5/6, cơ quan chức năng đã bắt giữ đối tượng Trần Như Quỳnh - Giám đốc công ty VQTech do tàng trữ gần 20 tấn TPCN giả, kém chất lượng, có thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố... tại các văn phòng, kho và xưởng sản xuất tại khu tiểu thủ công nghiệp Đường Ngang (phường Văn Quan, quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
Trước đó, ngày 14/1, lực lượng liên ngành đã khám xét các điểm sản xuất và tập kết hàng của Công ty TNHH Evy do Trần Thị Thanh Ly là giám đốc và phát hiện: 12 tấn TPCN giả gồm 29 nhãn hiệu hàng hóa giả chủ yếu là các sản phẩm đang tiêu thụ mạnh trên thị trường như kem dưỡng da, thực phẩm giảm cân, làm đẹp...
Bình luận của bạn