Pháp luật còn mù mờ khái niệm hàng giả

Người tiêu dùng hiện nay muốn khiếu nại, đòi quyền lợi của mình vẫn còn nhiều lúng túng

Hàng giả lộng hành do quản lý thị trường yếu kém

TPCN đứng đầu bảng hàng giả, hàng kém chất lượng bị tịch thu

Thứ trưởng Bộ Y tế: Hàng giả, hàng kém chất lượng lĩnh vực y tế đang tăng mạnh

Giám đốc "Dược Bảo Khang" bị bắt vì buôn hàng giả

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật, các quy phạm pháp luật về hàng giả và đấu tranh chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả còn nhiều bất cập, lạc hậu so với tình hình mới.

Cụ thể, 2 văn bản đã ban hành rất lâu mà chưa được sửa đổi, bổ sung như Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ trong đấu tranh chống hàng giả và Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg.

Bên cạnh đó, các văn bản hiện hành chưa quy định rõ ràng về khái niệm hàng giả, có những điểm trùng dẫm với hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp. Một số Điều quy định của Bộ luật hình sự chưa được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể như: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng... thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm".

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hướng dẫn thế nào là "số lượng lớn" hay "gây hậu quả nghiêm trọng", từ đó gây khó khăn trong quá trình xử lý của lực lượng chức năng. Hay theo khoản 8, điều 3 theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì xác định hàng giả gồm cả hàng kém chất lượng và hàng vi phạm sở hữu công ngiệp.

Ngoài ra, cơ chế pháp luật chưa đảm bảo khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào cuộc đấu tranh phòng chống hàng giả.

Thực tế cho thấy, người tiêu dùng hiện nay muốn khiếu nại, đòi quyền lợi của mình vẫn còn nhiều lúng túng. Chẳng hạn như thủ tục khiếu nại, tố cáo sản xuất, buôn bán hàng giả của người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh khi phát hiện những hành vi xâm phạm còn khá phức tạp, nhiều phiền hà, tốn kém thời gian và tiền bạc.

Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng còn vì lợi ích cá nhân, đã tiếp tay cho các doanh nghiệp gian lận thương mại.

Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng