Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900.000 trẻ em và trẻ vị thành niên ở tuổi học sinh bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT), trong đó có 90% bị TNTT bất ngờ không chủ ý. Ngoài những ca tử vong, hàng chục triệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tật suốt đời. Các TNTT này có thể xảy ra ở mọi địa điểm bao gồm tại nhà, trong trường học, trên đường đến trường…
Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc với các nguyên nhân thường gặp như: Tai nạn giao thông, đuối nước, té ngã từ trên cao xuống... Các bé trai có xu hướng bị thương tích thường xuyên và nghiêm trọng hơn so với các bé gái. Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn 3 lần so với nữ giới.
Tháng 6 vừa qua là Tháng Hành động vì trẻ em, thế nhưng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước vẫn xảy ra tình trạng TNTT nghiêm trọng ở trẻ, thậm chí tử vong. Điều này khiến không ít phụ huynh và cả xã hội lo lắng. Một lần nữa đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Trong đó, vấn đề xây dựng một môi trường an toàn, dạy trẻ các kỹ năng phòng tránh cần tiếp tục được quan tâm và có những giải pháp, chương trình hành động cụ thể, thiết thực hơn nữa.
TNTT thường xảy ra bất ngờ ở trẻ nhỏ, không có nguyên nhân cụ thể, khó lường trước được và gây ra những tổn thương trên cơ thể. Để giúp phụ huynh có thêm kiến thức nhằm hạn chế nguy cơ trẻ bị TNTT, Thạc sỹ Ngô Thị Sáng, Quản lý chương trình An toàn cho em tại Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing có một số hướng dẫn phòng tránh như sau:
Bình luận của bạn