Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một loại vi khuẩn mới có thể "ăn" nhựa PET thường được sử dụng đóng chai nước.
Phát hiện 2 công ty sửa chữa, tẩy xóa nhãn phụ TPCN
Báo động ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Không khí càng ô nhiễm, con người càng dễ bị đột quỵ!
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngang ngửa Bắc Kinh?
Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường Keio (Tokyo, Nhật Bản) chỉ ra rằng các loài vi khuẩn này có khả năng phá hủy loại nhựa phổ biến nhất hiện nay là Polyethylene terephthalate (PET), hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa polyester. Loại nhựa này thường được sử dụng để đóng gói đồ uống đóng chai, hoặc được sử dụng trong sản xuất quần áo làm từ polyester, khay đựng thực phẩm đông lạnh và bao gói...
Những phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Khoa học (Mỹ) vào 11/3, cho biết: "Chủng vi khuẩn mới có tên Ideonella sakaiensis 201-F6 là một loại vi khuẩn có thể phá vỡ cấu trúc các hạt nhựa của PET nhờ các enzyme bằng cách thủy phân PET và tạo ra một phản ứng hóa học trung gian khiến các phân tử nhựa trở thành 'thức ăn' cung cấp cho vi khuẩn này lượng carbon và năng lượng để chúng có thể phát triển".
Diễn đàn kinh tế thế giới WEF nhận định: "Phát hiện của các nhà khoa học Nhật Bản thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường thế giới. Bởi gần 1/3 lượng chất thải nhựa trên thế giới hiện nay không được xử lý bị thải trực tiếp ra môi trường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người".
Các báo cáo của WEF dựa trên kết quả phân tích của 20 cuộc nghiên cứu và phỏng vấn cùng với 180 chuyên gia cho thấy, chỉ có 14% bao bì làm bằng nhựa được thu gom để tái chế và rằng nếu cứ tình trạng này theo tính toán lượng chất thải nhựa thế giới thải ra có thể nhiều hơn khối lượng cá trên toàn đại dương thế giới vào năm 2050.
Bình luận của bạn