Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II

Ban chấp hành Hội khoá II nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt đại biểu

7 doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận sản phẩm thiên nhiên của VNPS

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội nghị khoa học các sản phẩm thiên nhiên năm 2023

Hội nghị Ban chấp hành Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam

Với phương châm: “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Phát triển” Đại hội là một sự kiện chính trị đặc biệt của đội ngũ các nhà khoa học, các tổ chức Khoa học & Công nghệ, các doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến sức lực và trí tuệ cho việc gìn giữ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng, phong phú và có giá trị cao của Việt Nam, cũng chính là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, tập hợp đội ngũ trí thức thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và xã hội - nghề nghiệp để đóng góp cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát biểu khai mạc Đại hội, GS.TS Phạm Văn Thiêm, Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam cho biết: Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, nhiệm kỳ 2019 - 2023, đã chứng kiến những thành quả bước đầu của cộng đồng các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy và các doanh nhân đang hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam.

Được sự nhất trí của các cơ quan chức năng, hôm nay 165 đại biểu họp mặt long trọng tổ chức Đại hội lần thứ hai, nhiệm kỳ 2023 - 2028 của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam. Đại hội chúng ta sẽ tập trung thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2019 - 2023, phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2023-2028, dự thảo Điều lệ Hội (sửa đổi, bổ sung) và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội nhiệm kỳ 2023-2028. Chúng tôi rất mong quý vị đại biểu tích cực đóng góp nhiều ý kiến để bổ sung, hoàn thiện Dự thảo các văn kiện của Đại hội và sáng suốt lựa chọn những thành viên ưu tú đại diện cho trí tuệ, tâm huyết của toàn thể hội viên đủ điều kiện để tham gia Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của Hội nhiệm kỳ này. Theo dự kiến, sau khi Đại hội bầu, ngay trong giờ nghỉ giải lao sáng nay, Ban Chấp hành Hội khoá II sẽ họp phiên thứ nhất để bầu Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hội.

Chủ tịch đoàn gồm 07 thành viên điều hành Đại hội

Chủ tịch đoàn gồm 07 thành viên điều hành Đại hội

Báo cáo tổng kết hoạt động Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, GS.TS. Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nêu rõ: Trong nhiệm kỳ 2019 - 2023, với sự tâm huyết, nỗ lực của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Thường trực Hội, cùng với sự chung tay của các hội viên, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã từng bước kiện toàn về tổ chức, phát triển hội viên, thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và mở rộng hợp tác với các hội, các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên nhằm thúc đẩy công tác tư vấn, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên.

Hội đã triển khai các nghiên cứu, hội thảo, trao đổi học thuật về các tiêu chí, tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên, tập hợp ý kiến tư vấn của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học của Hội cũng như từ các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp, làm cơ sở để xây dựng và chính thức ban hành “Bộ tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên Việt Nam” lần thứ I. Tháng 3/2022 Hội đã ban hành Quyết định công bố Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 01-1:2022/VNPS Sản phẩm thiên nhiên - Phần I: Thực phẩm. Đến tháng 6/2022 Hội tiếp tục hoàn thành việc xây dựng và ban hành Quyết định công bố Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 01-1:2022/VNPS Sản phẩm thiên nhiên - Phần II: Mỹ phẩm và chất tẩy rửa.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên ở nước ta có một bộ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thiên nhiên được công bố. Sau khi hoàn thiện và công bố, bộ tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên đã bước đầu góp phần đắc lực giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận diện, đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nhất là cho một số nhóm sản phẩm chủ yếu đang có nhu cầu cao về đánh giá chất lượng như tinh dầu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, gia vị, sản phẩm hữu cơ nông nghiệp và các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên khác. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm nghiệm, kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (RETAQ) tổ chức kiểm định, đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cho hàng chục doanh nghiệp.

Toàn cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028

Toàn cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028

Nhằm tạo thuận lợi để các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực có điều kiện giao lưu, trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu và ứng dụng, tháng 4/2021 Hội đã phối hợp với Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Viện Đánh giá và Công nhận quốc tế, Hội Kỹ thuật Công nghệ hóa học Việt Nam, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Bách khoa TP.HCM, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, Viện Công nghệ Hóa sinh - Môi trường (Trường đại học Vinh) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ VII” tại TP.HCM, thu hút trên 200 nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước tham gia, với gần 100 bài báo, công trình khoa học, tham luận có chất lượng được trình bày và công bố tại Hội thảo.

Tiếp tục quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức pháp nhân trực thuộc Hội hoạt động có hiệu quả, phát huy thế mạnh chuyên môn về KH&CN trong lĩnh vực sản phẩm thiên nhiên, tháng 3 năm 2022 Thường trực Hội đã tổ chức đoàn làm việc với Viện Mỹ phẩm thiên nhiên tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc để nắm bắt tình hình và bàn định hướng phát triển Viện trong những năm tới. Thường trực Hội định kỳ làm việc với Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm để định hướng về nội dung, hình thức để Tạp chí vừa phong phú, lôi cuốn, vừa hữu ích với độc giả, đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về quản lý báo chí. Ngày 25/11 vừa qua, Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã phối hợp với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cùng các Viện, Trường Đại học đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học Quốc gia “Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tự nhiên và Ứng dụng CNSH trong lĩnh vực Nông- Lâm- Thuỷ sản và Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”. Hội nghị đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu và hơn 200 khách mời tham dự.

Phát huy những kết quả đã đạt được của nhiệm kỳ đầu tiên, bước sang nhiệm kỳ 2023 - 2028, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện 5 chương trình, nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng tổ chức bộ máy theo hướng thực chất, hiệu quả phát huy tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và trình độ chuyên môn của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Hội, cùng với việc nâng cao trách nhiệm, năng lực của các ban tham mưu, giúp việc chủ chốt.

2. Chú trọng công tác phát triển hội viên, đặc biệt là hội viên tổ chức (các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), mở rộng đội ngũ hội viên liên kết và hội viên danh dự, củng cố đội ngũ hội viên có nhiệt tình, tâm huyết theo hướng hài hoà về chất lượng và số lượng, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm, ổn định về lâu dài.

3. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nghề nghiệp có tính trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam trên cơ sở thế mạnh của Hội.

4. Tăng cường trao đổi, kết nối, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Hội giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tích cực củng cố, mở rộng hợp tác với các hiệp hội, hội, các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của Hội.

5. Làm tốt công tác truyền thông, xây dựng và vận hành hiệu quả Trang Thông tin điện tử của Hội. Quản lý và tạo điều kiện để Tạp chí Thương hiệu và Sản Phẩm làm tốt nhiệm vụ của cơ quan báo chí trực thuộc Hội, phản ánh kịp thời và đầy đủ các hoạt động của Hội, là kênh thông tin quan trọng để Hội định hướng chính sách, chương trình hoạt động, nắm bắt các nhu cầu thực tiễn của các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 06 cá nhân

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 06 cá nhân

Phát biểu tham luận Đại hội, GS. Trần Thị Thu Hà - Viện trưởng Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững cho biết rất vinh dự khi là đại biểu tham dự Đai hội Đại biểu toàn quốc Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam lần thứ II. GS Hà chia sẻ niềm vui khi Dự Thảo của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên có liên quan đến Nông - Lâm - Thuỷ sản, đồng thời khẳng định Hội là nơi quy tụ các nhà khoa học đa ngành, GS. Hà mong rằng thời gian tới Hội sẽ có những hỗ trợ thiết thực đối với các nhà khoa học nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm đóng góp cho xã hội.

Cũng tại Đại hội, PGS. Phan Anh Tuấn - Viện Trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đưa ra vấn đề tham luận được đông đảo đại biểu quan tâm: PGS. Tuấn khẳng định, tiềm năng lợi thế đặc biệt của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên là sản phẩm thiên nhiên. Nếu Hội phát huy được lợi thế nhân lực bằng hình thức phối hợp với các hội khác sẽ có được kết quả hoạt động tốt hơn. PGS. Tuấn cũng mong rằng Đại hội có nhiều thảo luận, ý kiến đóng góp cho sự phát triển của Hội nhiệm kỳ tới.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Bà Phạm Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ (Bộ Nội Vụ) đánh giá cao hoạt động của Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên trong thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởn nặng nề bởi dịch COVID 19 nhưng Hội vẫn hoạt động bài bản, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút nhiều doanh nghiệp, hội viên tham gia. Bên cạnh đó, Hội đã ban hành “Bộ tiêu chuẩn sản phẩm thiên nhiên Việt Nam” lần thứ I góp phần đắc lực giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận diện, đánh giá, kiểm định chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Bà Hằng mong rằng, trong thời gian tới, Hội sẽ phát huy được thế mạnh của mình để phát triển Hội, giúp đỡ các hội viên, doanh nghiệp, Hội phát huy vai trò của mình trong tham vấn phát triển chính sách. Đồng thời, Hội chú trọng phát huy công tác hợp tác quốc tế, thực hiện tốt công tác tuyên truyền để lan toả, ảnh hưởng đến cộng đồng lớn hơn nữa.

Sau thời gian làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Đại hội đã tiến hành bầu ra Ban Thường vụ và các chức danh lãnh đạo Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Ban Chấp hành nhiệm kỳ II đã biểu quyết bầu cử ra 17 thành viên Ban Thường vụ, trong đó có 09 thành viên Ban Thường trực (gồm 1 Chủ tịch, 8 Phó Chủ tịch) và 8 Ủy viên Ban Thường vụ. 

Trong khuôn khổ chương trình Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đã trao tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 06 cá nhân vì đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó có một số tập thể và cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong công tác Hội.

Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam đồng lòng, đoàn kết tự tin thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội; đặc biệt chú trọng năm 2024 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ II sẽ là một dấu ấn đặc biệt trong hành thúc đẩy công tác tư vấn, nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực các sản phẩm thiên nhiên.

 

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN BAN THƯỜNG TRỰC VÀ ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ

GS.TS. Phạm Văn Thiêm giữ chức Chủ tịch Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam; GS.TS. Phạm Quốc Long - Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm nhiệm Tổng Thư ký Hội; GS.TS. Thái Hoàng - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tư vấn khoa học và đào tạo; TS. Trần Hồng Hà - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tổ chức cán bộ; LS.NB. Phạm Lộc Ninh - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Pháp chế và Kiểm tra, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra và Trưởng Ban Pháp chế của Hội; DS. Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch phụ trách Khối Doanh nghiệp và công tác Phát triển thị trường và Quan hệ doanh nghiệp ; GS.TS. Phan Đình Tuấn - Phó Chủ tịch phụ trách địa phương (khu vực miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên); ThS. Phạm Quang Trung - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Tổng hợp - Hành chính - Văn phòng; ThS.NB. Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch phụ trách công tác Thông tin, Truyền thông và Phát triển hội viên.

PGS.TS. Phạm Thị Hồng Minh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiên cứu - triển khai, Phát triển và Ứng dụng sản phẩm; GS.TS. Trần Đình Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ, phụ trách công tác Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực phía Nam; GS.TS. Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Hội; PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tú - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực của Hội ; TS Phạm Anh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, phụ trách công tác Nghiên cứu - Triển khai công nghệ sau thu hoạch; TS. Trần Đăng Ninh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Xây dựng, Phát triển tiêu chuẩn và Đánh giá, công nhận chất lượng SPTN; PGS.TS. Chu Kỳ Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế; PGS.TS. Bùi Quang Thuật - Ủy viên Ban Thường vụ,

 
Theo thuonghieusanpham.vn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội