Giám sát dịch cúm, cung ứng kịp thời thuốc điều trị - Ảnh: SYT Long An.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Podcast: Nguy cơ bùng phát cúm mùa dịp Tết
Bộ Y tế cấp phép cho thuốc cổ truyền điều trị COVID-19 và cúm mùa
CDC: Dịch cúm mùa tại Mỹ đang ở mức cao nhất trong 15 năm qua
Trong thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị cúm, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn theo dõi sát tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cung ứng và sử dụng thuốc, đảm bảo thuốc được phân phối hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Với các bệnh viện trực thuộc Bộ, cần chủ động lập kế hoạch dự trữ và mua sắm thuốc điều trị cúm, đặc biệt là các thuốc kháng virus, đảm bảo sẵng sàng và cung ứng kịp thời thuốc điều trị bệnh cúm. Sử dụng thuốc hợp lý, tránh lạm dụng thuốc kháng virus để hạn chế nguy cơ kháng thuốc.
Cục quản lý Dược cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung, xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cúm, khẩn trương cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm
Cúm là bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra. Trong ba chủng virus cúm ảnh hưởng đến người (A, B và C), cúm A thường gặp nhất do khả năng biến đổi và lây nhiễm cao. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch, thường gặp vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết diễn biến cực đoan.
Triệu chứng cúm bao gồm sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Xét nghiệm là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh cúm.
Trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng, thị trường mua bán thuốc Tamiflu cũng sôi động hơn. Vì vậy, người dân cần hiểu đúng về thuốc Tamiflu để tránh tâm lý đổ xô mất tiền oan mua thuốc này vì lời đồn thổi là "thần dược" trong điều trị cúm.
Theo các chuyên gia, Tamiflu là thuốc kê đơn và không phải cứ mắc cúm là điều trị bằng thuốc này. Hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán phát hiện bệnh. Nếu chỉ định thuốc vào giai đoạn sau của cúm thì không có hiệu quả, gây lãng phí, thậm chí có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.
Việc tự ý sử dụng thuốc chữa cúm, nguy cơ kháng thuốc rất cao. Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75mg) là thuốc không được sử dụng tùy tiện, chỉ định với những trường hợp đặc biệt hoặc biến chứng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người không bị cúm mà vẫn cho uống Tamiflu sẽ rất nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người mắc cúm không nên sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc. Bởi việc uống cùng lúc nhiều loại thuốc trong thời gian ngắn, như uống thuốc cảm tổng hợp cùng với thuốc giảm đau, hạ sốt... Cách làm này không làm giảm triệu chứng mà còn có thể gây ra các biến chứng do vô tình dùng quá liều thuốc. Đơn cử, Paracetamol là hoạt chất chính trong thuốc cảm được chuyển hóa ở gan, nhưng nhiều loại thuốc khác cũng chứa paracetamol nên khi dùng cùng lúc với thuốc cảm tổng hợp, có thể dẫn đến quá liều, khiến gan không thể đào thải thuốc ra khỏi cơ thể và gây tổn thương gan, suy gan, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bộ Y tế cho biết mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây. Các tác nhân chủ yếu gây bệnh cúm tại Việt Nam hiện là các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B, chưa ghi nhận sự biến đổi nào về độc lực của virus cúm.
Bình luận của bạn